Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a6f963a1-9922-90f0-dd35-d4b954fe2758.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ LỆ THỦY – BẾN TRE: VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO, KHÔNG NÊN THU HẸP HOẶC GIỚI HẠN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO VỆ

25/05/2018

Sáng 24/5, tại phiên thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy - Bến Tre nhận định, về bảo vệ người tố cáo, không nên thu hẹp hoặc giới hạn đối tượng được bảo vệ.

Thứ nhất, về bảo vệ người tố cáo, đại biểu thống nhất cao với những phân tích, giải trình và tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Điều 48. Để luật khả thi trong điều kiện ngân sách và nhân lực hiện nay cần cụ thể hóa các điều, khoản. Theo đó, khoản 1 liệt kê những người được bảo vệ bao gồm người tố cáo và người thân thích của người tố cáo được xác định cụ thể, căn cứ vào quy định về những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của Bộ Luật dân sự. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Quốc hội cân nhắc thêm ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc không nên thu hẹp hoặc giới hạn đối tượng bảo vệ, thậm chí mở rộng hơn đối tượng bảo vệ nhằm khuyến khích người dân thực hiện quyền tố cáo và thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường bảo vệ người tố cáo, bởi lẽ mọi công dân đều có quyền được bảo vệ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp quy định.

Theo đó, một công dân bình thường không liên quan đến người tố cáo hay vụ việc tố cáo nếu bị đe dọa tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm cần được pháp luật bảo vệ thì vẫn được các cơ quan thực thi pháp luật có giải pháp bảo vệ. Những người có liên quan đến việc tố cáo, đặc biệt là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì càng được ưu tiên bảo vệ để đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật, hay trường hợp ngược lại, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không bị đe dọa hoặc bị xâm hại vì không sinh sống cùng với người tố cáo mà chỉ có họ hàng, thậm chí người giúp việc của người tố cáo có thể là những người sống cùng với người tố cáo bị đe dọa tính mạng, xâm hại quyền lợi mà không được bảo vệ là thiếu công bằng. Đồng thời, người tố cáo và người thân thích của người bị tố cáo không phải lúc nào cũng bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại từ việc tố cáo về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hay các quyền, lợi ích hợp pháp khác mà được pháp luật bảo vệ cùng một lúc đối với cùng một đối tượng. Do đó, nếu việc thực thi Luật Tố cáo hiện hành về nội dung này không có vướng mắc, bất cập hoặc mâu thuẫn với các luật khác thì nên giữ nguyên nội dung này như luật hiện hành.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cũng đề nghị bổ sung một mục trong khoản 1 về quyền của người được bảo vệ là yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình như luật hiện hành. Đồng thời, do tính đa dạng, phức tạp và đảm bảo tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo, đại biểu thống nhất với báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là giao cho Chính phủ quy định chi tiết chương này.

Các đại biểu thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi)

Thứ hai, về rút tố cáo ở Điều 33, đại biểu tán thành với quy định người tố cáo có quyền rút tố cáo trước khi có kết luận tố cáo, kèm theo hai điều kiện, đó là việc rút tố cáo không chấm dứt trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xem xét, xác minh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo, và việc rút tố cáo không loại trừ trách nhiệm của người cố ý tố cáo sai sự thật. Với điều kiện này sẽ khắc phục được trường hợp người tố cáo rút đơn tố cáo do bị dụ dỗ, mua chuộc tố cáo hoặc rút tố cáo để trốn tránh trách nhiệm tố cáo sai sự thật gây thiệt hại đến uy tín, danh dự, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm trường hợp người bị tố cáo biết rõ người tố cáo mình sai sự thật nhưng người bị tố cáo tự nguyện không truy cứu trách nhiệm của người tố cáo, trong trường hợp này nên cho phép người tố cáo rút đơn tố cáo và cơ quan tiếp nhận thụ lý đơn tố cáo và cơ quan tiếp nhận thụ lý đơn tố cáo vẫn xử lý trách nhiệm người tố cao theo sự thỏa thuận giữa người bị tố cáo và người tố cáo hoặc theo đề xuất của một bên, người có quyền lợi liên quan là người bị tố cáo, nhưng không được cao hơn mức quy định trong pháp luật về tố cáo.

Thứ ba, đại biểu đề nghị bổ sung quy định về hệ quả của việc rút tố cáo là khi người tố cáo rút tố cáo thì cơ quan thụ lý tố cáo phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Đồng thời bổ sung quy định trong trường hợp đã rút tố cáo thì người tố cáo có quyền tố cáo lại cùng sự việc của người đó hay không?

Về kỹ thuật, đại biểu đề nghị thay cụm từ "viên chức" tại khoản 1 Điều 13 bằng cụm từ "người hoạt động không chuyên trách", vì theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật có liên quan ở cấp xã chỉ bao gồm đối tượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách. Ngoài ra, đại biểu đề nghị thống nhất đơn vị thời gian giải quyết thủ tục hành chính là ngày hay ngày làm việc vẫn còn chưa thống nhất như Điều 24 và một số điều khác.

Vân Ngọc

Các bài viết khác