Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng chất vấn Bộ Tư pháp
Ngày 14/4/2018, Bộ Tư pháp đã có văn bản trả lời chấn vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:
1. Đồng chí Bộ trưởng cho biết giải pháp, thời hạn để khắc phục tình trạng hiện nay có quá nhiều văn bản có dấu hiệu chưa bảo đảm tính pháp lý; ban hành không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục; lấy ý kiến hình thức; văn bản QPPL nhưng không đi vào thực tiễn đời sống xã hội và bất khả thi, xung đột với hệ thống pháp luật chung…?
2. Có một thực thế là ngày càng có nhiều vụ trọng án xảy ra, đối tượng giết người rất manh động, côn đồ, cùng một lúc giết nhiều người, hành vi giết người rất dã man, mất hết nhân tính… Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này trong mối liên hệ với hiệu quả, chất lượng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay?
Bộ Tư pháp đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:
Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn
1. Đối với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Qua công tác thẩm định và kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp nhận thấy còn hiện tượng văn bản ban hành có dấu hiệu chưa bảo đảm tính pháp lý; ban hành không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục; lấy ý kiến hình thức; văn bản QPPL nhưng không đi vào thực tiễn đừoi sống xã hội và bất khả thi, xung đột với hệ thống pháp luật chung như ý kiến của ĐBQH đã nêu.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Tư pháp đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ công tác tham mưu, hoàn thiện thể chế, chỉ đạo, điều hành đến tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện haowjc tham mưu để Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau đây:
- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, nhất là các qu’y định về xây dựng nội dung của chính sách, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định chính sách…; đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện quy định, quy trình xây dựng luật theo hướng nâng cao giá trị pháp lý của văn bản thẩm định và bảo đảm trách nhiệm “đến cùng” của cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh. Tham mưu cho CP lập Đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đúng trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi.
- Thực hiện tốt công tác tiền kiểm, theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật chỉ được xem xét thông qua khi cơ quan trình văn bản thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục; có cơ sở pháp lý; giải trình rõ ràng về cơ chế, biện pháp, các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện. Đồng thời, tăng cường kiểm tra đối với văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, gànnh, địa phương ban hành để kịp thời phát hiện, xử lý những văn bản trái pháp luật, bản đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất.
- Đầu tư nguồn lực thoả đáng đi đôi với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đàu trong việc bảo đảm tiến độ, hồ sơ, thủ tục và chất lượng đề nghị xây dựng văn bản và các dự án, dự thảo văn bản. Đối với các bộ, ngành có dự án phải xin lùi, rút trong thời gian qua thì cần rà soát, xác định rõ thứ tự ưu tiên để cân đối, bảo đảm phù hợp với nguồn lực, khả năng thực hiện.
- Củng cố, kiện toàn và phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò tổ chức pháp chế tại các bộ ngành,….
- Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì lập đề nghị xây dựng văn bản, chủ trì soạn thảo nghiên cứu kỹ về những chính sách cần thể chế hoá bằng pháp luật và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đề xuất đưa vào Chương trình hoặc gửi gồ sơ để Bộ Tư pháp thẩm định; tham gia tíhc cực và chủ động hơn với các bộ, ngành trong tất cả các công đoạn, từ khâu chuẩn bị Chương trình, soạn thảo đến thẩm định dự án, dự thảo văn bản.
- Tiếp tục huy động trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các ĐBQH; sự phản biện từ các tổ chức xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng vào quá trình xây dựng, thẩm định. Tăng cường tổ chức các hội thảo, toạ đàm, các hoạt động nghiên cứu trước và sau khỉ tổ chức thẩm định để làm rõ thêm các vấn đề phức tạp, còn có ý kiến khác nhau.
- Phối hợp hiểu quả hơn nữa với Tổ Công tác của TTCP, VPCP trong việc theo dõ, đôn đốc việc xây dựng, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thẩm định văn bản và ban hành văn bản quy định chi tiết….
2. Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Đúng là hiện nay trong xã hội ta vẫn còn tình trạng như ĐBQH phản ánh. Đây là hiện tượng xã hội rất phức tạp, có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị, trậ tự an toàn xã hội, đến quyền được sống, quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, gây bức xúc trong dư luận. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường phối hợp để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để phòng, chống tội phạm giết người gắn với tuyên truyền, phổ biến các quy định của Bộ luật hình sự, nhất là thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm này.
Bên cạnh đó, Bộ Công an, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tại nhiều địa phương cũng đã nghiên cứu, phân tích và đề ra nhiều giải pháp để tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, và chống các tội phạm nói chung, tội giết người nói riêng, trong đó có nhóm giải pháp tuyên truyền, PBGDPL gắn với triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các Bộ, ngành, đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức PBGDPL và nâng cao chất lượng tuyên truyền cũng như đề nghị các cơ quan, địa phương chú trọng các giải pháp cụ thể sau:
- Tiếp tục quán triệt, phổ biến nâng cao ý thức pháp luật về đấu tranh, phòng chống tội phạm...
- Tiếp tục đổi mới nội dung PBGDPL theo hướng giảm bớt nội dung phổ biến về quy định cụ thể của pháp luật, theo từngtừng văn bản cụ thể mà gắn với các tình huống, vụ việc, sự kiện pháp lý để tạo ra thói quen đối chiếu giữa hành vi với quy định của pháp luật...
- Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức PBGDPL, chú trọng giáo dục pháp luật trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống với giáo dục pháp luật;...
- Nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội của các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng trước xã hội, trước cộng đồng trong quá trình cung cấp, truyền tải các thông tin trên báo liên quan đến các nguyên nhân, điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tội phạm,...
Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.