Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f89466a1-692a-90f0-19a0-5d25f6bdc8f7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Các thuật ngữ mới có thể gây xáo trộn lớn

26/11/2014

Dự thảo Bộ luật có một số điều chỉnh, theo tôi là không thực sự cần thiết, thậm chí còn có thể gây ra những xáo trộn lớn trong hệ thống pháp luật tư. Tôi xin được nêu hai ví dụ.

Một là, về kết cấu lại phần nội dung quy định về tài sản và quyền sở hữu. Bộ luật Dân sự hiện hành thiết kế chế định này rất mạnh lạc, bao gồm quy định về tài sản và các quy định xoay quanh các nội dung về quyền sở hữu và các trường hợp hạn chế quyền sở hữu. Dự thảo Bộ luật kết cấu mới lại toàn bộ các chế định này theo hướng tách vấn đề tài sản để đưa vào phần chung, còn quyền sở hữu phân định lại theo vật quyền và trái quyền. Trong phần vật quyền quy định theo hai trục riêng, gồm chủ sở hữu và chủ sở hữu không phải quyền sở hữu. Cách kết cấu này có thể phù hợp, nếu đây là một giáo trình pháp luật với các lý thuyết hàn lâm về quyền sở hữu trong một hệ thống pháp luật đã vận hành ổn định, bền vững và khoa học qua cả trăm năm như hệ thống pháp luật của một số nước phát triển. Nhưng với hệ thống pháp luật còn non trẻ của nước ta, cần tiếp tục tổng kết những vấn đề thực tiễn và cần có những thiết kế rõ ràng, quen thuộc thì việc đảo lộn các quy định như dự thảo Bộ luật là không thích hợp, nếu không nói là khá rủi ro, đặc biệt là xét về góc độ tác động của nó đến hệ thống pháp luật chuyên ngành.

Hai là, vấn đề sử dụng các thuật ngữ mới. Dự thảo Bộ luật đề xuất sử dụng các thuật ngữ mới thay thế cho các khái niệm hiện đang sử dụng rất phổ biến như: giao dịch dân sự thay bằng hành vi pháp lý, thay nghĩa vụhợp đồng bằng trái quyền… Những khái niệm này có thể đúng về lý thuyết hàn lâm, nhưng nếu thay đổi sẽ tạo ra xáo trộn lớn trong toàn bộ hệ thống pháp luật tư vốn dựa trên các thuật ngữ quen thuộc của Bộ luật Dân sự hiện hành. Trong khi về bản chất, các thuật ngữ này không có sự thay đổi về nội hàm và không tạo ra hậu quả pháp lý mới.

Thực tế gần 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 cho thấy, không có sự ghi nhận nào về những vướng mắc phát sinh do không sắp xếp các quyền dân sự thành trái quyền hay vật quyền. Cũng không có phản ánh nào về khó khăn do không quy định riêng về quyền của người không phải chủ sở hữu. Càng không có vấn đề gì về các thuật ngữ sử dụng. Nếu không có những vướng mắc trên thực tế như vậy, tôi thấy không cần thay đổi, nhất là khi việc thay đổi có thể dẫn tới việc phá vỡ sự ổn định lâu nay trong các chế định của Bộ luật Dân sự cũng như đòi hỏi các chi phí lớn của xã hội để làm quen, để hiểu, để áp dụng các quy định mới. Vì vậy, tôi đề nghị, cần thống nhất quan điểm xây dựng Bộ luật Dân sự sửa đổi với các nội dung đã được áp dụng ổn định, không gây vướng mắc, không phát sinh khó khăn, bất cập gì trong thực tiễn áp dụng thì nên giữ nguyên để bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật tư. Đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại tất cả nội dung của dự thảo Bộ luật để điều chỉnh lại theo tiêu chí này.

ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Thái Bình)

(Theo Đại biểu nhân dân)