Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: babb63a1-59a3-90f0-19a0-579f381575f2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Thưa Bộ trưởng tính liên thông thế nào giữa đào tạo dạy nghề và đại học?

20/11/2014

Chúng tôi vẫn thực hiện đúng chức năng là thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia theo dõi lĩnh vực tiền lương của người lao động.

ĐBQH Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long): Theo Bộ trưởng, cần có giải pháp căn cơ nào để việc tăng lương thực sự có tác động tích cực đến đời sống người lao động, không nặng tính hình thức như hiện nay?

Quyết định tăng lương vừa qua cho thấy nỗ lực lớn của QH, Chính phủ trong việc cố gắng cân đối một phần ngân sách, hỗ trợ 3 nhóm đối tượng: người có công, người về hưu, người có mức lương thấp. Tuy nhiên, sau hai lần trì hoãn, quyết định tăng lương lần này cho thấy cách làm chính sách tiền lương của chúng ta vẫn không giải quyết được vấn đề căn bản là bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người lao động. Ngân sách sẽ phải cân đối thêm một khoản hơn 10 nghìn tỷ đồng, nhưng làn gió mới này chưa đủ làm mát hơn đời sống của người có thu nhập thấp trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay...

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Chúng tôi vẫn thực hiện đúng chức năng là thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia theo dõi lĩnh vực tiền lương của người lao động

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là thành viên trong Hội đồng Tiền lương quốc gia. Chúng tôi được phân công chuẩn bị 2 đề án về tiền lương. Đó là về bảo hiểm xã hội và tiền lương trong lĩnh vực người có công. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã xây dựng xong 2 đề án và gửi cơ quan thường trực là Bộ Nội vụ để tiếp tục hoàn thiện nội dung này. Hàng năm, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, cũng là một trong những thành viên tham gia với Chính phủ đề xuất với QH sẽ xem xét để điều chỉnh nâng lương. Thường là nâng lương cho viên chức gắn với nâng lương cho đối tượng người có công. Đó là những nội dung cụ thể. Đặc biệt, chúng tôi cũng vẫn thực hiện đúng chức năng của thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia theo dõi lĩnh vực tiền lương của người lao động. Chúng tôi cũng đã làm được những việc đó.

Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với đại biểu một nội dung. Đó là hiện nay, tiền lương của chúng ta so với yêu cầu mức sống tối thiểu mới đạt trên 60%. Nâng lương lần này, mặc dù Nhà nước dành 11 nghìn tỷ đồng nhưng cũng không phải là thỏa đáng, đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương. Bởi vì, trong phương án thì có một lộ trình và cũng muốn tiến dần đến năm 2015, 2016 thì tiền lương phải bảo đảm mức sống tối thiểu. Nhưng do điều kiện kinh tế và khả năng ngân sách nên chúng ta phải đi từng bước, tính theo khả năng ngân sách của mình. Nên qua 2 lần trình Trung ương cũng đã thảo luận, trước mắt phải giãn lộ trình, chưa cập nhật được đến lộ trình là tiền lương phải bảo đảm mức sống tối thiểu.

ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam): Việc còn song song hai loại trường giáo dục nghề nghiệp gây lãng phí trong đầu tư công và ảnh hưởng lớn đến chính sách an sinh xã hội...

Về giải quyết việc làm liên quan tới đào tạo nghề, đề nghị Bộ trưởng cho biết hiệu quả của việc đầu tư xây dựng mạng lưới các trường dạy nghề hiện nay trong phạm vi cả nước. Trong đó đặc biệt làm rõ việc tồn tại song song 2 loại trường giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay và việc nhiều trường nghề tuyển sinh nhưng không có người học, học ra thì không đáp ứng yêu cầu của công việc... gây lãng phí trong đầu tư công và ảnh hưởng lớn đến chính sách an sinh xã hội của chúng ta. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp cụ thể trong thời gian tới đây như thế nào? Tôi đề nghị, không nhắc lại những câu chúng ta thường hay nói là khẩn trương, tiếp tục đẩy mạnh mà phải nói cụ thể.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Đến giai đoạn hiện nay, chúng ta nhìn thấy rõ ràng hiệu quả sử dụng các trung tâm này chưa cao

Hiện nay đang tồn tại 2 loại trường dạy nghề, 2 loại trung tâm dạy nghề ở huyện và cũng có nhiều trường, nhiều nơi tuyển học sinh được ít. Báo cáo với QH là trong quy định hiện nay, ở cấp huyện đã có các trung tâm và các trường nghề. Theo Quyết định 1956 của Chính phủ năm 2011 là phải đầu tư cho cơ sở, cấp huyện phải có trung tâm để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Còn các trường nghề, trên cơ sở yêu cầu của từng tỉnh, từng ngành thì thực hiện theo quy hoạch của địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ các trung tâm dạy nghề cấp huyện và các trung tâm này Nhà nước hỗ trợ mức 7 tỷ đồng, 9 tỷ đồng và 12 tỷ đồng, tức là tùy điều kiện ở từng huyện, vùng. Như vậy, quyết định xây dựng các trung tâm là thuộc chỉ đạo của các địa phương. Chính phủ chỉ hỗ trợ theo các mức này.

Đại biểu nói rằng như vậy hiện nay ở các huyện đã có trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp rồi lại trung tâm dạy nghề thì có lãng phí không? Đến giai đoạn hiện nay, chúng ta nhìn thấy rõ ràng hiệu quả sử dụng các trung tâm này chưa cao. Chính vì vậy, như đại biểu Ngô Văn Minh nói có một số chắc ý đại biểu muốn nói đến các trường tuyển thôi, còn các Trung tâm thì họ thực hiện các chức năng tư vấn là chính. Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo, trên cơ sở định hướng vào một mối để tập trung quản lý, làm công tác giáo dục nghề nghiệp ở địa phương. Vì vậy, tháng 9.2014 Chính phủ đã họp và có Nghị quyết sẽ sát nhập 3 trung tâm cấp huyện làm một và trực thuộc UBND huyện.

Giải pháp cho việc này, vừa rồi Chính phủ có chỉ đạo các tỉnh. Hiện nay các trung tâm ở các huyện cũng như ở các trường đầu tư vẫn còn dàn trải, chưa đồng bộ, chúng tôi đã chỉ đạo phải rà soát, xem xét lại để tránh lãng phí. Những nơi nào có cơ sở rồi mà đủ điều kiện thì tăng cường thiết bị và những nơi nào chưa có thì tiếp tục được hoàn thiện để làm công tác đào tạo nghề cho những giai đoạn tiếp theo.

ĐBQH Trương Minh Hoàng (Cà Mau): 174 nghìn lao động tốt nghiệp đại học chưa có việc làm trong quý III năm 2014 - trách nhiệm của Bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo dự báo về cung - cầu lao động như thế nào?

Trước tình trạng hàng vạn lao động qua đào tạo, nhất là sinh viên ra trường không có việc làm, theo báo cáo của Bộ quý III năm nay có 174 nghìn lao động đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong dự báo cung cầu và định hướng chất lượng lao động được đào tạo.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Chúng ta trước tiên phải chia sẻ với các bạn trẻ...

Như chúng ta biết, trong một năm, về tuyển sinh đào tạo thì tuyển sinh dạy nghề khoảng 220 - 230 nghìn, tuyển sinh cao đẳng trở lên bên giáo dục khoảng trên 500 - 600 nghìn. Như vậy một năm khoảng trên 800 nghìn thanh niên ra trường và các thanh niên này họ rất cần phải có việc làm. Chúng ta trước tiên phải chia sẻ với các bạn trẻ, ai cũng muốn học xong có việc làm, có thu nhập, nhất là những gia đình người ta phải vay tiền để đi học. Tuy nhiên, có một thực tế đặt ra như sau:

Thứ nhất, hiện nay, nếu so với đầu nhiệm kỳ thì tình hình kinh tế - xã hội, tốc độ phát triển không đạt như chúng ta mong muốn, tức là còn có khó khăn về kinh tế. Nếu như không có khó khăn về kinh tế, nếu chúng ta không có vài trăm nghìn doanh nghiệp phải phá sản, giải thể thì tôi nghĩ trên 174 nghìn lao động hoặc 172 nghìn lao động qua đào tạo rồi chưa có việc làm cũng có thể có được chỗ làm.

Thứ hai, việc đào tạo có những hạn chế nhất định, kể cả đào tạo nghề mà ngành lao động quản lý thì đào tạo nghề có số học sinh học nghề ra trường thường có việc làm khoảng đến 70 - 80%, bởi vì chỉ đào tạo nghề trực tiếp. Nhưng có một yếu tố là kỹ năng nghề mà những nghề trình độ cao đáp ứng đòi hỏi của một số doanh nghiệp nước ngoài thì đúng là chúng ta còn hạn chế.

Còn bên giáo dục cũng bám vào chiến lược phát triển đào tạo của Chính phủ và cũng được giao chỉ tiêu hàng năm, nhưng rõ ràng giữa đào tạo với thị trường lao động cũng chưa gắn kết. Chính vì vậy, khi lao động ra thì cũng không có việc, chưa đáp ứng được lao động đào tạo ra là có việc làm.

Tuy nhiên, tôi hiểu với góc độ quản lý nhà nước, quản lý về lao động thì không có nghĩa 174 nghìn lao động này ra trường mà họ đang ngồi chơi và tất nhiên họ phải có một việc làm. Ví dụ trong số này khoảng 60% ở khu vực nông thôn, trong lúc chưa có việc làm thì bắt buộc anh em về các địa bàn nông thôn, họ giúp cha, mẹ làm trên những điều kiện có được của gia đình, tức là họ vẫn phải có việc làm để sống. Nhưng vấn đề chúng ta là lãng phí, đã đào tạo đại học mà lại không có chỗ làm, đây cũng là vấn đề như tôi đã nói ở trên. Hay là có những vấn đề các sinh viên học đại học trong lúc đợi việc làm, tôi thấy rất nhiều anh, chị em rất năng động, chủ động tự tìm việc làm ở thành phố, hoặc anh em cũng lại góp vốn về nông thôn làm và số không có việc làm này thì người ta tiếp tục làm ở doanh nghiệp ở tại địa phương ấy. Tôi nghĩ thế là bình thường.

Có một số ý kiến bình luận tại sao phải giấu bằng để đi làm? Tôi nghĩ, đã đi làm thì nghề gì, việc gì cũng rất vinh dự, rất tốt, rất vinh quang. Trong lúc chưa có việc làm hợp lý thì ta khuyến khích tạo mọi điều kiện để thanh niên làm bất kỳ việc gì. Tuy nhiên, trách nhiệm của Nhà nước phải sớm tạo cơ hội để thanh niên phát huy trình độ học hành để làm đúng nghề và phát huy trí tuệ của người ta. Như vậy, tôi hy vọng số lao động này sớm được cải thiện. Bởi vì tăng trưởng kinh tế, tiến độ phát triển nhanh của chúng ta sẽ góp phần rất quan trọng. Về phía Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đạo tạo, phối hợp, chỉ đạo các trung tâm xúc tiến việc làm của các địa phương, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội để tìm được việc làm sớm hơn.

ĐBQH Châu Thị Thu Nga (TP Hà Nội): Chương trình dạy nghề phải xin ý kiến phê duyệt của Bộ LĐ, TB và XH. Nhưng vẫn thiếu tính gắn kết với thị trường; vậy, Bộ đã thực hiện chủ trương, chính sách đột phá về dạy nghề như thế nào?

Với tư cách là tư lệnh của ngành, để đáp ứng nhu cầu cử tri cả nước và người lao động, đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ đã làm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đột phá dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao? Tính liên thông như thế nào giữa đào tạo dạy nghề và đào tạo đại học?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Tôi sẽ hướng tới đưa vào Luật Dạy nghề, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân cùng tham gia dạy nghề...

Tôi sẽ hướng tới đưa một số nội dung vào dự án Luật Dạy nghề. Xin phép đại biểu, tôi xin được báo cáo như vậy...

(Theo Đại biểu Nhân dân)