Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 4cb463a1-8931-90f0-19a0-5a32071e0b02.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Chỉ chấp nhận tăng bội chi, tăng nợ công khi chứng minh được chi thường xuyên đã được tối giản và chi đầu tư phát triển có hiệu quả

04/11/2014

Tại kỳ họp này, Chính phủ đã trình Quốc hội dự toán thu, chi ngân sách năm 2015, trong đó tiếp tục tăng bội chi và tăng nợ công.

Mặc dù rất băn khoăn với phương án Chính phủ trình, tôi cũng không thể nói là không đồng ý, nhưng nói là đồng ý thì còn ngập ngừng. Trong điều kiện chúng ta hiện nay không tăng đầu tư thì không thể phát triển được. Cơ sở hạ tầng thấp kém, đường sá, bến cảng, sân bay xập xệ thì không làm sao phát triển được. Nhu cầu đầu tư từ những công trình nhỏ như chiếc cầu qua sông để nhân dân không phải đu dây, trẻ em đi học không phải qua sông bằng túi nilon cho đến những công trình lớn như dự án sân bay Long Thành... - tất cả những nhu cầu đó đều bức xúc. Muốn tăng đầu tư thì phải có tiền. Hiện nay chỉ có cách là đi vay, có nghĩa là tăng nợ công. Nhưng tăng nợ công là vấn đề hệ trọng, nhất là hiện nay nợ công đã chạm ngưỡng an toàn. Tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ công của các nước trên thế giới là bài học nhãn tiền, kinh tế suy sụp, xã hội rối loạn, mất ổn định chính trị và gánh nặng nợ nần, thế hệ này trả không hết thì thế hệ sau phải trả. Phương án thu, chi ngân sách năm 2015 Chính phủ trình QH mặc dù là một tập tài liệu khá dày với một rừng số liệu, nhưng đó mới chỉ là đáp số chứ không có lời giải, vì dự toán thu, chi ngân sách này không được thuyết minh rõ đã được tính toán như thế nào. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra đối với dự toán thu – chi ngân sách năm 2015 khiến ĐBQH băn khoăn.

Một là, tại sao trong điều kiện thu ngân sách không đủ chi trong nhiều năm mà chi thường xuyên lại tăng liên tục, cả số tuyệt đối và tương đối? Đến nay, chi thường xuyên chiếm 67% tổng chi ngân sách là quá lớn. Có phải không thể giảm chi thường xuyên được hay chưa quyết liệt để giảm chi thường xuyên? Chính phủ đã đưa lên bàn cân để cân nhắc các nhiệm vụ chi, các chính sách an sinh xã hội hiện hành, cái nào cần giảm, cái nào cần tăng, cái nào phải tạm dừng…; đã đưa ra khỏi dự toán chi năm 2015 những khoản chi chưa cần thiết hay chưa? Nếu có thì đề nghị Chính phủ cung cấp cho ĐBQH con số cụ thể tăng, giảm khoản nào để chúng tôi yên tâm biểu quyết. 

Hai là, một số nhiệm vụ chi, một số chính sách an sinh xã hội không đưa vào dự toán chi ngân sách năm 2015, phải chăng các nhiệm vụ chi này không cấp thiết bằng những nhiệm vụ chi đã có trong dự toán? Ví dụ, không tăng lương theo lộ trình, không bố trí ngân sách để hỗ trợ gia đình chính sách xây dựng nhà ở…

Ba là, với việc bội chi ngân sách liên tục nhiều năm liệu có dẫn đến tình trạng ngân sách càng ngày càng lún sâu vào nợ nần? Hôm trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo trước QH về nợ công, đã phân tích, lập luận đến năm 2020 thì nợ công có thể giảm còn 60,2% GDP. Nghe nói như vậy chúng tôi cũng mừng, nhưng chưa yên tâm vì chưa có phản biện.

Vì những thông tin nêu trên chưa rõ nên tôi chưa biết có nên ủng hộ dự toán thu – chi ngân sách năm 2015 mà Chính phủ trình QH hay không. Nhu cầu chi thì vô cùng, khả năng thu thì có hạn. Vấn đề quan trọng là phải sắp xếp thứ tự, chọn những vấn đề ưu tiên để đầu tư trước. Nhưng thiếu thông tin như vậy thì làm sao ĐBQH có thể có ý kiến được? Quan điểm của tôi là không vì tình hình ngân sách khó khăn hiện nay mà hạn chế tăng bội chi, tăng nợ công. Tuy nhiên, chỉ chấp nhận tăng khi chúng ta chứng minh được chi thường xuyên đã được tối giản, chi đầu tư phát triển có hiệu quả.

(Theo Đại biểu Nhân dân)

Các bài viết khác