Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 70b463a1-3949-90f0-dd35-d696c42160d9.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Đỗ Mạnh Hùng - Thái Nguyên: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong cơ chế đầu tư, quản lý và sử dụng vốn đầu tư

03/11/2014

Tôi nghĩ chúng ta cũng không nên đặt ra yêu cầu quá cao về kết quả thực hiện tái cơ cấu. Điều quan trọng là đánh giá xem ta đã đi đúng hướng chưa và hai, ba năm tới ta nên đi tiếp như thế nào. Với suy nghĩ như vậy, tôi xin đề xuất ba vấn đề.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng - Thái Nguyên phát biểu ý kiến

Tôi nghĩ giám sát tối cao của Quốc hội lần này ở vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Theo nghị quyết của Quốc hội, hai, ba năm đầu chúng ta thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Hai, ba năm tiếp theo chúng ta bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế cũng như là gợi ý của đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội chủ trì thảo luận sáng nay. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cũng không nên đặt ra yêu cầu quá cao về kết quả thực hiện tái cơ cấu. Điều quan trọng là đánh giá xem ta đã đi đúng hướng chưa và hai, ba năm tới ta nên đi tiếp như thế nào. Với suy nghĩ như vậy, tôi xin đề xuất ba vấn đề.

Thứ nhất, về tái cơ cấu đầu tư. Tôi cho rằng tái cơ cấu đầu tư phải đi liền với xây dựng cơ chế đầu tư phù hợp, gắn với tạo cơ hội bình đẳng, thuận lợi cho nhà đầu tư, hay nói ngắn gọn là phải quan tâm đến cả 3 chữ cơ: Thứ nhất là cơ cấu; Thứ hai là cơ chế; Thứ ba là cơ hội.

Về cơ cấu theo tôi phải xác định rõ hơn yêu cầu của tái cơ cấu đầu tư, nhất là 3 yêu cầu sau: Thứ nhất là đảm bảo huy động được nguồn vốn đầu tư, đáp ứng được nhu cầu phát triển hàng năm. Mục tiêu này chúng ta xác định khoảng 1/3 tổng GDP. Thứ hai là phải giảm tỷ lệ đầu tư của nhà nước, tăng tỷ lệ đầu tư ngoài nhà nước. Thứ ba là phải nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung và đầu tư của nhà nước nói riêng.

Về cơ chế, tôi xin đề nghị mấy ý:

Thứ nhất, đối với nguồn đầu tư vốn của nhà nước, đề nghị giảm cơ chế cấp vốn, tăng cơ chế tín dụng. Bởi vì dù sao đồng tiền đi vay, trách nhiệm quản lý, sử dụng cũng khác với đồng tiền được cấp

Thứ hai, tăng cường tính công khai, minh bạch trong cơ chế đầu tư, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.

Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền đi liền với trách nhiệm đến cùng, như đại biểu Nguyễn Ngọc Quỳnh đoàn Hưng Yên đã nói hôm qua, tôi hoàn toàn tán thành. Nhưng ở đây thẩm quyền đi liền với trách nhiệm trong phân bổ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

Về cơ hội cho nhà đầu tư, tôi đề xuất đối với những lĩnh vực mà có thể tạo lợi nhuận thì chúng ta tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Nhưng đối với những lĩnh vực xã hội và những vùng khó khăn mà có thể lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận thì chúng ta có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ việc đầu tư vào những lĩnh vực này cùng với vai trò chủ yếu của ngân sách nhà nước.

Trong cơ hội thứ hai là chúng ta phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Điều đáng suy nghĩ là hôm qua Bản tin của Bộ Ngoại giao có nói môi trường đầu tư của chúng ta bị tụt 6 bậc, trong đó khởi nghiệp tụt 5 bậc, vay vốn tụt 6 bậc và nộp thuế bị tụt 2 bậc. Tôi nghĩ những chuyện này cũng đi ngược lại với mục tiêu trong tái cơ cấu nền kinh tế của chúng ta.

Đồng thời cũng phải đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng hơn nữa. Vấn đề chống tham nhũng thì chúng ta có chuyên đề riêng, nhưng đối với lĩnh vực đầu tư này chúng tôi thấy cần phải tích cực phòng, chống tham nhũng để giảm những chi phí vô lý, trái pháp luật cho doanh nghiệp. Vấn đề này trong phản ánh trực tiếp thì doanh nghiệp hay phàn nàn nhưng công khai rất khó, giảm sự nhũng nhiễu, phiền hà cho nhà đầu tư.

Vấn đề thứ hai, về giám sát quá trình tái cơ cấu. Chúng tôi nghĩ tái cơ cấu nền kinh tế là một quá trình khó khăn với nội dung đa dạng, phức tạp và luôn đi liền với quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách. Vì vậy cần phải có sự giám sát vừa toàn diện, vừa thường xuyên, chuyên sâu để kịp thời có những đánh giá, uốn nắn, bổ sung. Tôi thấy cần chú ý hai yêu cầu sau:

Một là tăng cường giám sát của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội, đặc biệt giám sát việc thực hiện các luật về đầu tư, về doanh nghiệp, quản lý ngân sách, tài chính, tiền tệ, quản lý nợ. Trong khoảng 2 - 3 năm nữa Quốc hội cũng nên có kế hoạch giám sát tối cao lần thứ hai về tái cơ cấu nền kinh tế, hay thuận với kiểu tái đầu tư thì ta gọi là tái giám sát.

Một yêu cầu nữa là xác định những lĩnh vực trọng tâm để tăng cường giám sát như sử dụng tài nguyên, cổ phần hóa doanh nghiệp, vốn và thị trường tài chính. Riêng đối với giám sát thị trường tài chính, tôi tán thành với việc nghiên cứu xây dựng một mô hình giám sát tài chính hợp nhất, giám sát tài chính phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam như trong Báo cáo kết quả giám sát mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đề cập, vì hiện nay mô hình giám sát tài chính của Việt Nam còn phân tán với nhiều cơ quan giám sát chuyên ngành, với các mức độ độc lập khác nhau, ở các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Theo tôi nghĩ cần phải khắc phục tình trạng này để có một sự đánh giá tổng thể thống nhất về các lĩnh vực tài chính khác nhau. Theo hướng này cần nghiên cứu xây dựng Ngân hàng nhà nước Việt Nam trở thành ngân hàng Trung ương độc lập với các chức năng điều hành chính sách tiền tệ, quản lý hệ thống ngân hàng, tín dụng, giám sát an toàn của hệ thống ngân hàng nói chung và thị trường tài chính.

Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu thêm về chức năng đại diện quyền sở hữu phần vốn của nhà nước trong Hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại nhà nước, có ảnh hưởng đến vai trò của một cơ quan giám sát công bằng. Nói môm na nhiều người nói rằng nếu kiểu này vừa quản lý, vừa đầu tư tiền cũng không khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi.

Thứ ba, vấn đề nguồn nhân lực trong tái cơ cấu. Đây là vấn đề rất quan trọng, thậm chí là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công trong quá trình tái cơ cấu. Sáng nay đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng đã đề cập sâu, tôi chỉ xin có mấy ý như sau:

Một, có giải pháp cụ thể để thúc đẩy hơn nữa việc thay đổi tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế chủ yếu. Vì theo Báo cáo của Chính phủ tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp trên địa bàn nông thôn tuy có giảm, nhưng rất chậm và còn cách xa với mục tiêu. Tỷ lệ này qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 tương ứng là 49,5 - 48,4 - 47,3 và 47%. Tức là mỗi năm chúng ta chỉ giảm được từ 0,3 cho đến 1,1%. Trong khi đó mục tiêu đến năm 2020 thì tỷ lệ này phải giảm xuống còn từ 30 đến 35%, nghĩa là nếu đi với tốc độ này thì phải mất 15, 20 năm nữa mới đạt được mục tiêu của năm 2020.

Hai, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Ba, có giải pháp để tăng năng suất lao động. Theo tôi cần hết sức chú ý đến tăng động lực cho người lao động. Trở lại vấn đề tiền lương, tôi tán thành với ý kiến của đại biểu Đặng Ngọc Tùng, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu để có nguồn tăng lương cho người lao động.

ĐBQH Đỗ Mạnh Hùng - Thái Nguyên