Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: cbad63a1-2960-90f0-19a0-53ee60c13685.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Trần Đình Sơn - Đắc Lắk: Đề nghị giao quyền khởi tố án dân sự cho Viện kiểm sát nhân dân

28/10/2014

Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) trình tại kỳ họp lần này. Tôi thấy dự thảo luật đã thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, định hướng của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp mới. Sau đây tôi xin góp ý một số nội dung các đại biểu đang còn ý kiến khác nhau.

Thứ nhất, về phạm vi thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân. Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân được hiểu là các hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội được thực hiện ngay từ khi có tội phạm xảy ra, quá trình giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Việc xác định đúng phạm vi thực hành quyền công tố có ý nghĩa rất quan trọng, vì có xác định đúng phạm vi thực hành của công tố thì mới nâng cao được chất lượng thực hành quyền công tố. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát hiện còn có các quan điểm khác nhau như Báo cáo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nêu.

Đại biểu Quốc hội Trần Đình Sơn - Đắc Lắk phát biểu ý kiến 

Theo tôi quy định phạm vi thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát được thực hiện từ khi có tội phạm xảy ra và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử là đúng với thực tiễn thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trên 50 năm qua và phù hợp với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì trong thực tế ngay sau khi có tội phạm xảy ra, ngay lập tức các cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi, thu thập dấu vết, chứng cứ và cùng với tham gia của Viện kiểm sát nhân dân với tư cách là cơ quan kiểm sát hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền hoạt động quyền công tố, liên quan đến việc điều tra phá án. Ngay trong giai đoạn này Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám xét, thu thập dấu vết, trưng cầu giám định tiến hành bắt tạm giữ người tình nghi tội phạm.

Chính sự tham gia sớm và kiểm sát việc khám nghiệm thu thập giấu vết, chứng cứ tại nơi xảy ra tội phạm nên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động công tố về sau của viện kiểm sát. Ví dụ như khi xem xét căn cứ để khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để yêu cầu điều tra. Còn nếu xác định phạm vi thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trở về sau thì cơ quan có thẩm quyền và tiến hành một số hoạt động xác minh điều tra như lấy lời khai, khám nghiệm v.v... đã áp dụng một số biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân như bắt, tạm giữ người trong việc khẩn cấp phạm tội quả tang, thu giữ, tạm giữ các đồ vật tài liệu mà không có hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát thì dễ dẫn đến xảy ra oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Thực tế thời gian qua đã chứng minh. Điều này nghĩa là trong giải đoạn tiền tố tụng đã xảy ra nhiều trường hợp oan, sai việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm, những hoạt động này được tiến hành trước khi khởi tố vụ án. Vì vậy, nếu chỉ quy định Viện kiểm sát thực hành quyền công tố từ giai đoạn giải quyết tố giác tin báo về tội phạm hoặc từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì không ràng buộc được trách nhiệm của viện kiểm sát, không đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm. Như vậy, bản chất cốt lõi của công tác thực hành quyền công tố là chống bỏ lọt tội phạm và không làm oan người có tội. Để đạt được mục đích đó việc giao cho Viện kiểm sát kiểm sát toàn bộ các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc giải quyết các vụ án từ khi có tội phạm xảy ra. Nếu Viện kiểm sát không tiến hành thực hành quyền công tố ngay từ khi có tội phạm xảy ra thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ mà Hiến pháp, Đảng và Nhà nước giao.

Vấn đề thứ hai là thẩm quyền điều tra của viện kiểm sát nhân dân, tôi hoàn toàn tán thành cách đặt vấn đề, lập luận của đại biểu Phạm Văn Gòn, đại biểu Hà Công Long, tuy nhiên tôi xin phân tích thêm. Theo chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp yêu cầu viện kiểm sát phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, điều này thể hiện hoạt động công tố phải song hành với hoạt động điều tra, nhằm mục đích cuối cùng là đưa kẻ phạm tội ra trước tòa án, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Kết luận 92 ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ đạo giữ nguyên hệ thống tổ chức các cơ quan điều tra chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát quân sự trung ương như hiện nay và sắp xếp tinh gọn đầu mối trong từng cơ quan. Để bảo đảm chống tội phạm trong hoạt động tư pháp có hiệu quả, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phù hợp với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của viện kiểm sát nhân dân, theo tôi việc dự thảo quy định thẩm quyền điều tra của viện kiểm sát nhân dân là cần thiết vì những lý do sau:

Một là, việc tiếp tục quy định viện kiểm sát có cơ quan điều tra là theo chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và có sự kế thừa về chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong lịch sử. Mặt khác, điều này cũng phù hợp với quy định của một số nước trên thế giới và khu vực như Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân Trung Quốc, trong hoạt động tố tụng hình sự thì viện kiểm sát Trung Quốc có quyền trực tiếp điều tra tội phạm tham nhũng,chủ yếu là điều tra tội tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, vụ lợi, cán bộ cơ quan nhà nước không làm tròn nhiệm vụ, lợi dụng chức quyền, xâm phạm quyền làm chủ của công dân. Còn pháp luật của một số nước khác như Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc đều quy định trong những trường hợp cần thiết viện kiểm sát có quyền trực tiếp điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội.

Hai là từ phương diện lý luận và thực tiễn, xuất phát từ nguyên tắc tổ chức hoạt động độc lập giữa các cơ quan nhà nước cho thấy việc quy định viện kiểm sát có quyền điều tra là cần thiết, góp phần thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được quy định trong Hiến pháp mới. Mặt khác, công tác điều tra của viện kiểm sát nhân dân góp phần bảo đảm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Ba là, theo quy định của pháp luật, viện kiểm sát có trách nhiệm truy tố và buộc tội người phạm tội. Vì vậy, việc quy định thẩm quyền điều tra cho viện kiểm sát nhân dân là cần thiết. Trên thực tế có những vụ án chưa được cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ, cần phải điều tra bổ sung nên viện kiểm sát nhân dân cũng có quyền điều tra để thu thập chứng cứ buộc tội trong trường hợp cần thiết để tránh xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, ví dụ sáng hôm nay thảo luận Luật tổ chức Tòa án nhân dân có rất nhiều đại biểu cũng nói những phiền hà trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, việc cơ quan điều tra bỏ lọt tội phạm vì cơ chế trả hồ sơ điều tra bổ sung gây ra quá trình kéo dài việc xử lý vụ án. Theo tôi, để thực hiện tốt thẩm quyền điều tra để kịp thời điều tra làm rõ và truy tố nhiều vụ án mà bị can là những người giữ các chức vụ lãnh đạo trong cơ quan tư pháp ở các địa phương giao cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền này là hợp lý.

Thứ ba, theo tôi có nên giao cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự hay không. Tôi nhất trí phương án 2, các đại biểu đã phân tích rất kỹ, tôi xin báo cáo với Quốc hội thực tiễn hoạt động chưa có một cơ quan nhà nước nào, chưa có một tổ chức xã hội nào đứng ra khởi kiện ra trước Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức mình vì việc khởi kiện và đi lại ở Tòa rất ngại, nên không có cơ quan, tổ chức nào, thậm chí có những doanh nghiệp gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, nhưng không dám khởi kiện, đi lại rất tốn kém và gây ra phiền hà. Nên quan điểm của chúng tôi là nếu được Quốc hội cho phép, đề nghị giao quyền này cho Viện kiểm sát nhân dân. 

Theo Cổng Thông tin điện tử

Các bài viết khác