Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2f6020a1-2974-90a9-7816-22bc8ac0dbb4.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đặt đúng vị trí của Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử trong một vụ án cụ thể, góp phần hạn chế tối đa tình trạng chạy án

28/10/2014

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), nhiều ĐBQH cho rằng dự thảo trình QH lần này đã thể hiện được tư tưởng cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và Hiến pháp năm 2013. Song, với một số nội dung cụ thể như Hội thẩm nhân dân, một số ĐBQH nhất trí với việc không nên giao Tòa án quản lý Hội thẩm nhân dân như dự thảo Luật, tránh tính hình thức và không phù hợp với vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân theo Hiến pháp năm 2013. Cần đặt đúng vị trí của Hội thẩm nhân dân với tư cách là người đại diện cho nhân dân để tham gia xét xử trong một vụ án cụ thể, góp phần hạn chế tối đa tình trạng chạy án.

 

ĐBQH Đặng Công Lý (Bình Định): Cần ghi đúng cụm từ Hội thẩm nhân dân để phân biệt đây là chế định được bầu ra thông qua HĐND, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án

Tôi hoàn toàn thống nhất với dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được UBTVQH chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện để trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp này. Tôi thống nhất cao với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Tư pháp.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo ghi: Luật này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy của tòa án nhân dân, thẩm phán, hội thẩm và các chức danh khác trong tòa án nhân dân, bảo đảm hoạt động của tòa án nhân dân. Theo tôi cần ghi đúng cụm từ hội thẩm nhân dân, không nên ghi hội thẩm, để phân biệt hội thẩm nhân dân không phải là biên chế của tòa án mà là Hội thẩm nhân dân bầu ra thông qua HĐND. Một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bản thân chế định Hội thẩm nhân dân là sự thể hiện tư tưởnglấy dân làm gốc, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án.

ĐBQH Phạm Hồng Phong (Hậu Giang): Cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm thực hiện và trả lời cho Tòa án kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật, là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án

Ở khoản 7, Điều 2, về việc tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp; luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức, tôi cho rằng quy định này rất cần thiết và phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 – đạo luật cơ bản của Nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp.

Bên cạnh đó, khoản 1, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 có quy định Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân ủy quyền thực hiện quyền lực của Nhà nước thông qua các cơ quan dân cử, nên ngoài việc tuân thủ Hiến pháp thì phải tuân thủ luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Chính vì vậy, những văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định này đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý để bảo đảm cho ý chí, quyền lực của nhân dân được thực hiện đúng và đầy đủ nhất. Tại đoạn 2 của khoản 7, Điều 2 quy định cơ quan được kiến nghị chỉ có trách nhiệm trả lời cho tòa án là chưa thật sự phù hợp, chưa thể hiện hết trách nhiệm của cơ quan được kiến nghị khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Mặt khác, theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhấn mạnh hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực. Do vậy, để tăng cường hiệu lực của quyền tư pháp, tôi cho rằng cơ quan được kiến nghị cần phải có trách nhiệm thực hiện kiến nghị và phải trả lời kết quả thực hiện kiến nghị của tòa án. Theo đó, cần sửa đổi đoạn 2, khoản 7, Điều 2 như sau: trong quá trình xét xử vụ án Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm thực hiện và trả lời cho Tòa án kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật, là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

ĐBQH Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước): Đặt đúng vị trí của Hội thẩm nhân dân với tư cách là người đại diện cho nhân dân để tham gia xét xử trong một vụ án cụ thể, góp phần hạn chế tối đa tình trạng chạy án

Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) lần này đã thể hiện được tư tưởng cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và Hiến pháp năm 2013. Đây là một bước tiến dài trong đổi mới tư duy pháp lý trong lĩnh vực tư pháp, đã thể chế hóa được chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Dự thảo đã có sự phân định rõ ràng hơn về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đã chỉ rõ các cơ quan thực hiện quyền tư pháp là Tòa án nhân dân. Cơ chế giám sát của tòa án sẽ thực hiện theo hướng tập trung đầu mối, đồng thời kết hợp bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và phù hợp với xu hướng của nền tư pháp tiến bộ.

Dự thảo lần này đã dành nguyên một chương là Chương VIII nói về Hội thẩm nhân dân, trong đó quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, trách nhiệm, điều kiện làm việc và tổ chức Đoàn hội thẩm. Song, về quy định tổ chức của hội thẩm, đoàn hội thẩm tôi thấy cần nghiên cứu thêm theo hướng tạo cơ chế để bảo đảm tính khách quan trong xét xử. Đặt đúng vị trí của Hội thẩm nhân dân với tư cách là người đại diện cho nhân dân để tham gia xét xử trong một vụ án cụ thể, góp phần hạn chế tối đa tình trạng chạy án đang là vấn đề quan ngại nhất hiện nay.

Tôi xin đề xuất một hướng sửa đổi như sau: thứ nhất, Hội thẩm nhân dân do HĐND bầu ra trên cơ sở đề nghị của Ủy ban MTTQ và yêu cầu của Tòa án nhân dân. Tôi đề nghị giao HĐND trực tiếp quản lý hoạt động của Hội thẩm nhân dân và Đoàn Hội thẩm nhân dân.

Thứ hai, việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân do Chủ tịch HĐND cử theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp. Đề nghị này là đề nghị chung theo yêu cầu chứ không đề nghị đích danh hội thẩm này. Về Đoàn hội thẩm sẽ đề nghị cụ thể Hội thẩm nhân dân nào tham gia vụ án, bảo đảm tính khách quan hơn.

Thứ ba, về chế độ, chính sách, về cơ sở vật chất đối với Hội thẩm nhân dân và Đoàn hội thẩm nhân dân sẽ do HĐND bảo đảm.

Thứ tư, về chính sách chuyên môn, nghiệp vụ đối với Hội thẩm nhân dân sẽ do Đoàn Hội thẩm nhân dân bảo đảm, tức là việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như tổng kết rút kinh nghiệm sẽ do Đoàn Hội thẩm nhân dân bảo đảm.

Với những quy định như trên sẽ giúp Hội thẩm nhân dân thực hiện được nhiệm vụ độc lập hơn trong xét xử. Mặt khác, sẽ tăng cường hơn vai trò giám sát của cơ quan dân cử trong hoạt động xét xử, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân sẽ được đề cao hơn, rõ ràng hơn, độc lập hơn và theo đúng hướng cải cách tư pháp.

ĐBQH Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh): Cân nhắc việc quy định ngay trong Luật này thủ tục đặc biệt để xem xét các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã giải trình về việc quy định hiệu lực, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại khoản 4, Điều 22 dự thảo Luật. Tuy nhiên, theo tôi, giải trình như vậy chưa thuyết phục, chưa chặt chẽ, chưa khẳng định dứt khoát, rõ ràng về một nội dung hết sức quan trọng đã và đang được cử tri cùng toàn thể xã hội quan tâm.

Cụ thể là, khoản 4, Điều 22 dự thảo Luật quy định: quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của hội thẩm Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị. Quy định này tuy phù hợp với nội dung quy định tại khoản 1, Điều 104 Hiến pháp: Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Nhưng từ thực tiễn việc xét xử hiện nay, trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã và đang có một số không ít quyết định về các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hành chính có vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới quan trọng sau khi đã có quyết định giám đốc thẩm và tái thẩm. Thực tiễn này qua giám sát của các cơ quan của QH về một số vụ án, qua xem xét đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, qua xem xét của các cơ quan tư pháp... chúng ta đã phát hiện được không ít vi phạm pháp luật trong các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chúng ta đã sửa và khắc phục theo một quy trình, trình tự thủ tục đặc biệt. Báo cáo giải trình cũng nêu, các quy định này đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính.

Mặt khác, Hiến pháp năm 2013 có một nguyên tắc rất cơ bản là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, hết sức thiêng liêng.

Từ các phân tích trên, tôi đề nghị, thủ tục đặc biệt để xem xét các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chỉ được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính mà còn cần phải được quy định ngay trong Bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản pháp luật khác; có thể, cần xem xét quy định ngay trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Không chỉ đối với các bản án dân sự, hành chính, các quyết định đối với các bản án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và các quyết định giám đốc thẩm khác của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà cần xem xét, bổ sung quy định thủ tục đặc biệt để xem xét các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới vào một khoản của Điều 20 về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao và vào khoản 4, Điều 22 trừ trường hợp xem xét theo thủ tục đặc biệt quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và tố tụng hành chính và đối với các văn bản khác.

(Theo Đại biểu Nhân dân)

Các bài viết khác