Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 942d66a1-d939-90f0-dd35-dc4c31a0bb42.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH- PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH QUA MẠNG XÃ HỘI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

13/03/2024

Từ câu chuyện về hiệu ứng truyền thông giúp lan tỏa mạnh mẽ bộ phim Đào, phở và piano do Nhà nước đặt hàng thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nhấn mạnh, mạng xã hội có vai trò nhất định trong việc tuyên truyền chính sách. Đánh giá cao quan điểm này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, truyền thông chính sách qua mạng xã hội thực sự có vai trò quan trọng trong việc kiến thiết sự hiểu biết, tương tác và tham gia của cộng đồng đối với các chính sách, quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước.

GÓC NHÌN: TẬN DỤNG DỮ LIỆU LỚN TRONG XÂY DỰNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH Ở VIỆT NAM

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: ĐỂ LUẬT ĐIỆN ẢNH (SỬA ĐỔI) TĂNG GIÁ TRỊ TRONG THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục  của Quốc hội

Phóng viên: Kể từ khi công chiếu, “Đào, Phở và Piano” đã trở thành cơn sốt được quan tâm nhất thời điểm hiện tại khi các suất chiếu luôn cháy vé. Ông có suy nghĩ thế nào về bộ phim này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi nghĩ rằng, bộ phim Đào, Phở và Piano trở thành một hiện tượng, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, là vì nhiều lý do, trong đó có hiệu ứng từ truyền thông trên các không gian mạng xã hội. Chúng ta đang sống trong một thế giới có sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ở đó, bên cạnh một thế giới thực vốn đã tồn tại, một thế giới ảo được tạo ra bởi Internet, mạng xã hội đã ngày càng chi phối tâm trí, nhận thức, thói quen của con người. Chúng ta cũng đã dần quen với một thế giới số, xã hội số, công dân số và văn hóa số, ở đó, những gì không được thông tin, phổ biến, trao đổi, tiêu thụ trên không gian số sẽ gặp bất lợi hơn rất nhiều với những thứ hiện hữu trên không gian ấy. Rõ ràng, tất cả những điều đó mang lại những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho tất cả mọi người, mọi quốc gia. Và ai tận dụng được thuận lợi và cơ hội của không gian số, mạng xã hội sẽ có nhiều điều kiện để phát triển nhanh hơn.

Xét trên một tư duy như vậy, chúng ta mới thấy tầm quan trọng của việc quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó có mạng xã hội. Hiệu ứng tích cực từ tiktok, facebook và các nền tảng khác đối với phim Đào, Phở và Piano chính là tín hiệu buộc chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc quảng bá văn hóa nghệ thuật nói riêng trên một môi trường mới để đạt hiệu quả tối đa.

Bộ phim Đào, Phở và Piano trở thành một hiện tượng, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng vì nhiều lý do, trong đó có hiệu ứng từ truyền thông trên các không gian mạng xã hội

Công nghiệp văn hóa đòi hỏi sự chuyên nghiệp và liên thông giữa tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ khai thác tài năng sáng tạo, nguồn lực văn hóa, đến sử dụng công nghệ và kỹ năng kinh doanh, từ đó một sản phẩm nghệ thuật có thể được đưa ra thị trường và phát huy hết tác dụng của nó. Như vậy, việc sản xuất một sản phẩm nghệ thuật, kể cả đó là do Nhà nước đặt hàng, cũng cần phải đặt mục tiêu đến được với công chúng một cách tối đa, mà các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là mạng xã hội, sẽ đóng vai trò then chốt để chúng ta đạt được mục tiêu ấy.

Tôi cho rằng, nếu chúng ta bỏ qua khâu trung gian nhưng rất quan trọng này, chúng ta không chỉ bỏ lỡ cơ hội để đưa những thông điệp quan trọng về lịch sử, văn hóa đến với đông đảo khán giả, mà còn thể hiện sự lạc hậu trong một thế giới số - vốn có rất nhiều điều kỳ diệu, giúp ích cho hoạt động quản lý văn hóa, xã hội.

Phóng viên: Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV vào ngày 7/3 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng dẫn câu chuyện về hiệu ứng truyền thông giúp lan tỏa một tác phẩm điện ảnh do Nhà nước đặt hàng như phim Đào, Phở và Piano và cho rằng mạng xã hội cũng như tuyên truyền luật. Quan điểm của ông như thế nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Bộ phim này không phải được công chiếu lần đầu, song đã bất ngờ gây sốt, trở thành hiện tượng sau khi một Tiktoker nổi tiếng đăng review và được một số hội nhóm chia sẻ lại. Đây cũng là bộ phim về đề tài lịch sử hiếm hoi do Nhà nước đặt hàng cháy vé và trở thành bộ phim ăn khách nhất từ trước đến nay. Rõ ràng hiệu ứng bất ngờ này là một tín hiệu tích cực đối với dòng phim do Nhà nước đặt hàng. Bởi từ trước tới giờ, như một ngầm định, khán giả vẫn coi các bộ phim này là những bộ phim chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, khó xem, có nội dung đơn điệu, không gần gũi với nhu cầu và thị hiếu của khán giả, nhất là khán giả trẻ.

Bên cạnh việc được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, mang thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc, nhưng khi bộ phim trở thành hiện tượng đầu tiên của dòng phim nhà nước có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ như vậy, không thể bỏ qua sự tác động của các nhân tố truyền thông mới là các tiktoker, blogger… Và tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 7/03 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nghiên cứu kỹ hiện tượng này để áp dụng trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Ở đây, chúng ta đã thấy một tư duy và thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không chỉ đối với một bộ phim cụ thể, mà với cả sự vận hành của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong bối cảnh mới. Đây là một đề xuất rất có ý nghĩa khi chúng ta biết rằng truyền thông chính sách qua mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hiểu biết, tương tác và tham gia của cộng đồng đối với các chính sách và quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV 

Mạng xã hội cung cấp một nền tảng rộng lớn để các cơ quan quản lý Nhà nước truyền tải thông điệp và thông tin về các chính sách, quyết định và hoạt động của mình. Bằng cách sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok,… thông điệp có thể tiếp cận một lượng lớn người dùng một cách nhanh chóng. Mạng xã hội cũng tạo ra một môi trường tương tác hai chiều giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng.

Các bình luận, chia sẻ và phản hồi từ người dùng có thể được thu thập và phản ứng một cách nhanh chóng, giúp cơ quan quản lý Nhà nước hiểu rõ hơn về ý kiến và quan điểm của cộng đồng đối với các chính sách. Bên cạnh đó, truyền thông chính sách qua mạng xã hội còn khuyến khích sự tham gia và ủng hộ từ phía cộng đồng đối với các chính sách công. Bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận, bình luận và thăm dò ý kiến trên các nền tảng mạng xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tạo ra sự nhận thức và ủng hộ đối với các chính sách và quyết định của mình, tạo ra sự linh hoạt và minh bạch trong quá trình ra quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Tuy vậy, tôi cho rằng, chúng ta cũng cần lường trước vì cách thức truyền thông chính sách này cũng gặp một số những hạn chế như phân phối không đồng đều khi một số khu vực và tầng lớp dân cư có thể tiếp cận Internet một cách dễ dàng, nhưng có những vùng miền và nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin trên mạng; Tin tức giả mạo vì không gian mạng cũng mở cửa cho việc phổ biến tin tức giả mạo và thông tin không chính xác, điều này có thể gây hiểu lầm và phiền toái cho cả chính phủ và người dân; Khó khăn trong quản lý khi Nhà nước cũng đối mặt với thách thức trong việc quản lý và kiểm soát thông tin trên không gian mạng, đặc biệt là trong việc đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tin truyền đạt.

Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV 

Như vậy, xét cho cùng, trong bối cảnh xây dựng chính phủ số, chúng ta chắc chắn phải chủ động và quan tâm nhiều hơn đến việc truyền thông chính sách qua mạng xã hội để tận dụng những ưu điểm của truyền thông chính sách trên không gian mạng và đồng thời đối phó với những thách thức có liên quan, hướng đến việc thực hiện thành công chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

Phóng viên: Không chỉ phim ảnh mà nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật khác, như di sản, âm nhạc, thời trang... rõ ràng đang phát triển nhanh mạnh khi được tận dụng truyền thông trên mạng xã hội. Theo ông, cần có những giải pháp gì để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thông qua truyền thông trên mạng xã hội?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Theo tôi, để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thông qua truyền thông trên mạng xã hội một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, đặc biệt là từ các cơ quan quản lý Nhà nước về vai trò của truyền thông chính sách trên mạng xã hội, chúng ta cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

Thứ nhất là xây dựng chiến lược truyền thông chuyên nghiệp. Không chỉ các cơ quan quản lý Nhà nước mà các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật cũng cần phát triển các chiến lược truyền thông chuyên nghiệp, đảm bảo rằng thông điệp và nội dung được truyền tải một cách hiệu quả và chất lượng trên mạng xã hội.

Thứ hai, để đạt được mục tiêu chuyên nghiệp hóa, cần tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho các nhà làm phim, nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang và các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa về cách sử dụng các công cụ truyền thông trên mạng xã hội một cách hiệu quả.

Thứ ba là hợp tác với các chuyên gia truyền thông. Các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức văn hóa và nghệ thuật cần hợp tác với các chuyên gia truyền thông và kỹ thuật số để tận dụng các công nghệ và chiến lược truyền thông mới nhất, từ việc tạo ra nội dung hấp dẫn đến quảng cáo và tiếp thị trên mạng xã hội.

Thứ tư là tận dụng công nghệ mới, tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo để thu hút sự chú ý và tạo ra tác động xã hội. Sự phát triển của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và thực tế tăng cường cung cấp cơ hội mới để tạo ra trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật độc đáo trên mạng xã hội.

Thứ năm là tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật có thể mang lại cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn của các sản phẩm văn hóa và nghệ thuật trên mạng xã hội.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

 

Thu Phương

Các bài viết khác