Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 99ea51a1-09d9-90f0-19a0-56611e53efc0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TƯ PHÁP NGUYỄN MẠNH CƯỜNG: CẦN QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ HƠN VỀ VIỆC XỬ LÝ CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÔNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN, YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ GIÁM SÁT

05/03/2024

Góp ý về Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường nhận thấy, Đề cương chi tiết Luật đã được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, có chất lượng, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi tiến hành các hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trong thời gian qua. Tuy nhiên đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn về việc xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát; đồng thời đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong việc xem xét các báo cáo tại kỳ họp Quốc hội…

GÓC NHÌN: CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND CẦN BÁM SÁT VÀO CÁC CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG

Qua nghiên cứu Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường nhận thấy, Đề cương chi tiết Luật đã được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, có chất lượng, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi tiến hành các hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường đề nghị cân nhắc, xem xét về phạm vi sửa đổi Luật, cân nhắc quy định về trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật, về việc xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát; đồng thời cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong việc xem xét, thảo luận các báo cáo tại kỳ họp Quốc hội...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường góp ý một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Cân nhắc phạm vi sửa đổi Luật

Về phạm vi sửa đổi của Luật, qua rà soát cho thấy, Luật hiện hành có 91 Điều, trong khi đó dự thảo Luật mới đã sửa đổi và bổ sung tới 70 Điều. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, so với Luật hiện hành thì Luật mới đã có sự sửa đổi toàn diện chứ không phải sửa đổi, bổ sung một số điều. Do đó, đề nghị báo cáo Quốc hội để sửa phạm vi điều chỉnh của Luật thành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (sửa đổi).

Về khoản 9 Điều 2, trong toàn bộ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng như tại Điều 2 của Luật này khi quy định về các chủ thể chịu sự giám sát thì đều có sự phân định rõ trong trường hợp nào là cơ quan, tổ chức, cá nhân; trường hợp nào là cơ quan; trường hợp nào là tổ chức, cá nhân. Đối với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chủ thể ban hành chủ yếu là cơ quan. Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường đề nghị bổ sung cụm từ “cơ quan” vào trước cụm từ “tổ chức, cá nhân” tại khoản 9 Điều 2.

Cân nhắc quy định về trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật

Về trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc gửi văn bản mà mình đã ban hành quy định tại khoản 2 Điều 7, theo quy định của Luật hiện hành, trong trường hợp phát hiện văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì UBTVQH có thể tự mình hoặc theo kiến nghị của các cơ quan trình Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp, UBTVQH không có thẩm quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, không phải là “cấp dưới” của UBTVQH. Do đó, việc dự thảo yêu cầu Chủ tịch nước phải gửi văn bản mình đã ban hành cho UBTVQH giống như trách nhiệm gửi văn bản của các chủ thể khác chịu sự giám sát của UBTVQH là vấn đề nhạy cảm, cần hết sức cân nhắc. Đề nghị bỏ nội dung này.

Đáng lưu ý, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường đề nghị cân nhắc việc quy định về trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh đến đại biểu Quốc hội. Khoản 1 Điều 13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra, không yêu cầu phải gửi đến cá nhân. Hơn nữa, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giám sát rất nhiều loại văn bản khác nhau từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đồng thời, hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật đều được công khai trên Cổng thông tin điện tử nên việc đại biểu Quốc hội tiếp cận văn bản cũng dễ dàng, thuận tiện.

Vì vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, việc quy định HĐND và UBND cấp tỉnh phải gửi văn bản đến đại biểu Quốc hội để thực hiện việc giám sát vừa không đầy đủ vừa không cần thiết. Ngoài ra, khoản 2 Điều 7 cũng chỉ yêu cầu HĐND, UBND cấp tỉnh gửi văn bản đến đại biểu Quốc hội, không gửi đến đại biểu HĐND là chưa bảo đảm phù hợp. 

Quy định chặt chẽ hơn về việc xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát

Về việc xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, khoản 4 Điều 7 Luật hiện hành mới chỉ quy định về việc chủ thể giám sát kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của đối tượng chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận, kiến nghị của thể thế giám sát. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhận thấy, đây là một bất cập trên thực tế dẫn đến việc thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát trong nhiều trường hợp không được chấp hành nghiêm chỉnh.

Khoản 4 Điều 7, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định này theo hướng:

 “4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát thì chủ thể giám sát yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan phải chịu trách nhiệm về một trong các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, với quy định mới này thì đối tượng chịu sự giám sát nếu không thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý kỷ luật không phụ thuộc vào việc kết luận, yêu cầu, kiến nghị đó là đã hoàn toàn đúng và phù hợp hay chưa. Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường đề nghị cần phải quy định chặt chẽ hơn theo hướng đối tượng chịu sự giám sát chỉ phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện những kết luận, yêu cầu, kiến nghị mà họ không yêu cầu Quốc hội, UBTVQH, HĐND, Thường trực HĐND xem xét lại kết luận, yêu cầu, kiến nghị hoặc các kết luận, yêu cầu, kiến nghị đã được cơ quan có thẩm quyền nêu trên xem xét lại và kết luận là đúng.

Về khoản 3a Điều 11, khái niệm “chất vấn” đã được quy định tại khoản 7 Điều 2 và khoản 3 Điều 11 Luật hiện hành. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, việc xem xét việc trả lời chất vấn quy định tại khoản 3a Điều 11 chỉ là 01 trong các nội dung của khoản 3 về thực hiện nghị quyết chất vấn. Do đó, việc tách riêng nội dung này thành một khoản là không cần thiết, đề nghị không bổ sung khoản này.

Cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong việc xem xét, thảo luận các báo cáo tại kỳ họp Quốc hội

Liên quan đến việc Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Khoản 1 Điều 13 bổ sung nội dung Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Trong khi đó, các báo cáo còn lại trình Quốc hội xem xét chỉ liệt kê tên, không quy định rõ nội dung của từng báo cáo. Trong các báo cáo này, có một số báo cáo thì luật chuyên ngành có quy định về nội dung báo cáo; nhưng cũng còn nhiều báo cáo luật chuyên ngành không quy định nội dung. Do đó, việc sửa đổi như dự thảo Luật là chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Về việc xem xét, thảo luận các báo cáo tại kỳ họp Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 13, Luật hiện hành quy định đối với các báo cáo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1, chỉ tại kỳ họp giữa năm Quốc hội xem xét, thảo luận “khi cần thiết”. Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng đối với các báo cáo này thì tại cả kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm, Quốc hội đều xem xét, thảo luận “khi cần thiết”. Cách quy định mới này của dự thảo là chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng tại kỳ họp cuối năm thì phân biệt rõ 02 loại: báo cáo bắt buộc xem xét (ví dụ như: Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội; Báo cáo của Chính phủ về thực hiện NSNN, quyết toán NSNN; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án…) và báo cáo xem xét khi cần thiết.

Về thời điểm gửi báo cáo, đối với Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, điểm a khoản 2 Điều 13 quy định riêng về thời điểm gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15/02 hằng năm. Vì vậy, đề nghị cân nhắc việc quy định riêng thời hạn gửi Báo cáo này khi các báo cáo khác đều áp dụng chung một thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

Bên cạnh đó, Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là loại báo cáo liên quan mật thiết, gắn bó chặt chẽ với Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng. Do đó, đề nghị cân nhắc sửa đổi thời điểm Quốc hội xem xét 02 Báo cáo này tương tự nhau./.

Bích Ngọc