Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c27366a1-09bc-90f0-dd35-dafe6c2cc5c6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ SỬU: RÕ CƠ CHẾ, NỘI DUNG PHÂN CẤP TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

16/01/2024

Theo Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ năm, chiều 16/1, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trao đổi bên lề Kỳ họp, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, chú trọng nội dung phân cấp, tạo sự thuận lơi cho địa phương trong thực hiện.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 16/01: CHÍNH PHỦ TRÌNH QUỐC HỘI DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Kỳ họp bất thường lần thứ năm

Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ trình Quốc hội gồm 6 Điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nội dung các cơ chế đặc thù; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành. Nội dung cơ bản của 08 cơ chế đặc thù, bao gồm: Cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; Cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; Ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế khác quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15; Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù chưa được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các quy định khác có liên quan;…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất: cơ chế ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, trên cơ sở thực tiễn triển khai và nguyện vọng của nhiều địa phương.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Sửu

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Vậy đại biểu có đánh giá như thế nào về sự cần thiết ban hành Nghị quyết?

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên - Huế: Một trong những nội dung quan trọng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 là việc Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thực tế cho thấy, rất cần thiết phải có một cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, tôi tán thành sự cần thiết sớm ban hành Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp lần này. Theo đó, mục đích Nghị quyết hướng tới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; kịp thời tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc hiện nay. Đồng thời, mang đến lợi ích thực tế, thiết thực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và người dân vùng hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn;…

Phóng viên: Dự thảo Nghị quyết được Chính phủ trình Quốc hội bao gồm 08 nhóm chính sách đặc thù. Vậy, đại biểu có quan điểm như thế nào về các nhóm chính sách này?

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu -  Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên - Huế: Đối với 08 nhóm chính sách đưa vào cơ chế đặc thù lần này, hầu hết các đại biểu tán thành ở mức độ nhất định nhưng vẫn còn băn khoăn ở nhiều cơ chế, giải pháp. Theo đó, nhiều cơ chế, giải pháp cần đưa vào một cách cụ thể, rành mạch, rõ ràng hơn nhằm thuận lợi khi áp dụng, vừa đáp ứng được cơ sở thực tiễn đồng thời đáp ứng được cơ sở khoa học, logic, giải quyết vướng mắc và tạo được sự đồng thuận trong việc thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ ngành; các địa phương và đặc biệt giữa các cấp chính quyền;..

Đối với chính sách phân bổ ngân sách, đề nghị có quy định rất cụ thể phân cấp giữa quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh với Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Cần xác định vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã hiện nay trong việc giám sát định hướng cho ủy ban nhân dân cấp xã triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể như thế nào vì hầu hết các chương trình mục tiêu quốc gia đều giao cho cấp xã làm chủ đầu tư.

Do đó, cần có phân cấp rành mạch, tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã làm tròn vai theo quy định, không bị chồng chéo, chồng lấn. Từ đó, thúc đẩy tiến độ và đề cao trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra, quy định tại dự thảo liên quan đến vấn đề phân cấp chưa thật sự rõ ràng, khi dùng từ “trong trường hợp cần thiết”; không quy định cụ thể là phân cấp nội dung gì, phân cấp về phân bổ vốn hay xây dựng, xét duyệt đề án chi tiết hay câu chuyện giám sát, quản lý các nội dung chính sách liên quan ở cả ba chương trình mục tiêu quốc gia.

Hiện nay, đối với nội dung giao thẩm quyền hướng dẫn, 3 chương trình mục tiêu quốc gia là 3 cơ quan khác nhau. Vậy sau khi Nghị quyêt của Quốc hội được thông qua, Chính phủ có chỉ đạo và các bộ ngành  hướng dẫn cụ thể cũng cần có sự đổi mới. Nên hội  tụ thành 1 hướng dẫn chung cho cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Phóng viên: Đại biểu có góp ý cụ thể vào cơ chế đặc thù nào nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua vào sáng 18/1 tới đây?

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu -  Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên - Huế: Bên cạnh một số nội dung nêu trên, tôi cho rằng, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện thêm nội dung về chuyển nguồn, về hình thành tài sản sau đầu tư;… Cụ thể:

Nội dung chuyển nguồn cũng có nhiều ý kiến, do đó phải có 1 hướng dẫn từ các cơ quan thường trực thì mới hiệu quả. Tuy nhiên, không nên có sự phân biệt cao thấp và phân biệt là của 1 bộ, ngành cụ thể nào mà là việc chung cần phối hợp và thống nhất thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả.

Về hình thành tài sản sau đầu tư, mặc dù là nguồn thường xuyên cũng phải xác định rõ là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước thì được gọi là tài sản gì. Lâu nay, theo nguyên lý chung, tài sản được hình thành từ ngân sách được hiểu là tài sản công và quản lý sử dụng cũng theo Luật quản lý sử dụng tài sản công và đầu tư phải theo đầu tư công. Vậy cần phân biệt rạch ròi cơ chế chính sách này có biệt lệ hay không? Cho những tài sản hình thành từ nguồn ngân sách công hay không, từ đầu tư công hay không và nếu có cũng phải quy định rõ để giao trách nhiệm giám sát, quản lý và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Liên quan đến đối ứng ngân sách của địa phương, hiện nay rất nhiều địa phương khó khăn. Trong đó, những địa phương tiếp nhận 3 chương trình mục tiêu quốc gia hầu hết là các địa phương không tự cân đối được ngân sách. Do đó, cần quan tâm tới vấn đề đối ứng ngân sách để đầu tư công, đảm bảo phù hợp, để các chương trình được triển khai hiệu quả trên cơ sở xác định tỷ lệ phù hợp với từng vùng miền, địa phương khác nhau;…

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh

Các bài viết khác