Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 95d451a1-494f-90f0-19a0-5de0af06bbd5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG KHẮC MAI: CẦN GIẢI PHÁP QUYẾT LIỆT THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030 CÓ KHOẢNG 5.000 KM ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC

24/07/2023

Thực hiện hoạt động giám sát thông qua hình thức chất vấn bằng văn bản, đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết giải pháp để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.

NHIỀU ĐỔI MỚI TRONG BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN

Phấn đấu đến năm 2025, có 3.000km đường bộ cao tốc

Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai cho biết: Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu “đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc”. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội và để hoàn thành mục tiêu quan trọng này, Chính phủ xác định lộ trình thực hiện đến năm 2025 hoàn thành 3.000 km và đến năm 2030 sẽ hoàn thành 5.000 km trong đó có tuyến cao tốc đường bộ qua các tỉnh Tây Nguyên đoạn Gia Nghĩa, Đắk Nông - Chơn Thành, Bình Phước kết nối Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh.

Nhấn mạnh đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành Giao thông vận tải (GTVT), đại biểu tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ GTVT đang triển khai mục tiêu nói trên như thế nào, kết quả đến nay ra sao và giải pháp để đạt được mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra?.

 Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông

Trả lời nội dung chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, chủ trương phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt đối với tuyến đường bộ cao tốc là chủ trương lớn của Đảng đã được xác định tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận cụ thể để thực hiện chủ trương này đối với từng vùng kinh tế, tỉnh/thành phố. Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 và Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, kết cấu hạ tầng giao thông đã có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng vẫn chưa bảo đảm tính đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc còn chậm, chưa hợp lý, phân bổ chưa hài hòa giữa các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực và vùng khó khăn. Trên cơ sở đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu “Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc”. Đây là thách thức lớn cần có sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực, quyết tâm vượt bậc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương để thực hiện thành công mục tiêu Đại hội Đảng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng

Về tình hình triển khai, Bộ trưởng nêu rõ: Kể từ khi tuyến cao tốc đầu tiên được khởi công năm 2004 (thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương), sau gần 20 năm xây dựng, hệ thống đường cao tốc đã được đầu tư như sau: (1) đã đưa vào khai thác khoảng 1.729 km; (2) đang thi công xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 1.071 km; (3) đã quyết định chủ trương đầu tư, bố trí đủ vốn thực hiện, dự kiến khởi công giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1.258 km (trong đó, khoảng 344 km hoàn thành trong năm 2025) và (4) đang chuẩn bị đầu tư khoảng 928 km chờ cân đối nguồn vốn đầu tư gồm: Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Ninh Bình - Hải Phòng, Bảo Lộc - Liên Khương, thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành, thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Gò Dầu - Xa Mát, Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh,..

Ngoài ra, một số tuyến giao địa phương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo phương thức PPP4 đang tích cực triển khai, trong đó đối với tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, nhà đầu tư đã đề xuất trình UBND tỉnh Bình Phước hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với quy mô phân kỳ 4 làn xe hoàn chỉnh,...

Để đảm bảo triển khai thành công mục tiêu Đại hội Đảng và lộ trình Chính phủ đề ra, Bộ GTVT đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và thách thức lớn đối với ngành GTVT và cần các giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, nhịp nhàng của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự tham gia, ủng hộ của nhân dân.

Thứ hai, phải huy động mọi nguồn lực từ ngân sách trung ương, ngân  sách địa phương, từ các doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công tư với cơ chế thu hút hấp dẫn mới bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện.

Thứ ba, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình phù hợp để phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư; cần cân đối hợp lý giữa các vùng, miền.

Thứ tư, triển khai mạnh mẽ phân cấp phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; cụ thể hóa trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các Dự án.

Thứ năm, trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua, tiếp tục sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách, thể chế có tính chất đột phá về phân cấp phân quyền, huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng...

Thứ sáu, thành lập Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn để đảm bảo tiến độ, chất lượng các Dự án.

Thứ bảy, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành Dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa vào vận hành khai thác.

Thứ tám, công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, vận động nhân dân tại cơ sở phải được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội nhằm đạt được sự đồng thuận của nhân dân trong vùng dự án./.

Lê Anh