Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 3f5866a1-9907-90f0-dd35-dce80b171c00.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KHÔNG ĐẠT CHỨNG TỎ Ý THỨC LAO ĐỘNG CHƯA CAO

28/10/2022

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương bày tỏ quan tâm về tăng trưởng năng suất lao động năm 2022 không đạt. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp, ý thức lao động chưa cao, tiềm năng lao động chưa được khai thác tốt.

QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KT-XH, DỰ TOÁN NSNN VÀ TỔNG KẾT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 54/2017/QH14

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều ngày 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương bày tỏ sự nhất trí cao với báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 của Chính phủ; đồng thời đóng góp thêm một ý kiến, đề xuất trong tổng thể những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.


 Quốc hội tiếp tục thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu ước thực hiện năm 2022 đươc nêu tại phụ lục báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu thứ 5 là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội. Đây cũng là chỉ tiêu duy nhất ước không đạt trong năm 2022, thậm chí thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2021 (năm 2021 đạt 4,71% trong khi GDP tăng chỉ có 2,8%). Con số chênh giữa mục tiêu đề ra và ước thực hiện là khá lớn, khi mục tiêu đề ra là 5,5% nhưng ước thực hiện chỉ ở mức từ 3,8 – 4,3%.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga khẳng định: Tốc độ tăng năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng. Nhìn vào tốc độ tăng năng suất lao động, chúng ta có thể đánh giá được hiệu suất làm việc của lao động là yếu tố cơ bản, yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Trong Báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng năng suất lao động năm 2022 không đạt trong khi các chỉ tiêu khác để đảm bảo cho tăng trưởng năng suất lao động đều đạt và vượt. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp, ý thức lao động chưa cao, tiềm năng lao động chưa được khai thác tốt.

Điều đáng suy nghĩ là trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 – 2030; trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, chúng ta đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và tiến bộ kinh tế-xã hội để cải thiện năng suất lao động nhưng chỉ số tăng năng suất lao động của chúng ta ngày càng tỉ lệ nghịch với những nỗ lực đó. Giai đoạn 2016 – 2021 năng suất lao động tăng bình quân 5,8%/năm; năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, GDP chỉ tăng 2,8% năng suất lao động tăng 4,71%. Sang 2022, GDP ước tăng 8% thì năng suất lao động chỉ ước tăng từ 3,8 đến 4,3%.

Trong Nghị quyết số 31 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 đã xác định mục tiêu: tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 là trên 6,5%/năm, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh  tranh quốc gia với các nước trong nhóm Asean – 4. Đặc biệt, đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Bởi vậy, Chính phủ đưa chỉ tiêu năm 2023 tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ 5 – 6% sẽ khiến cho chúng ta khó có thể đạt được mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021 – 2025 là 6,5%/năm như trong Nghị quyết vừa nêu (trong khi 2 năm 2021, 2022 tốc độ tăng năng suất lao động đều dưới 5%). Hơn nữa, biên độ dao động trong chỉ tiêu tăng năng suất lao động xã hội năm 2023  từ 5- 6% có độ chênh rất lớn. Chưa kể nếu năng suất lao động năm 2003 chỉ tăng 5% (vẫn trong giới hạn đạt chỉ tiêu) lại thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 – 2020 của nước ta là 5,1%. Điều này không hợp lý nên đề nghị Chính phủ rà soát lại chỉ tiêu này sao cho hợp lý hơn, vừa thống nhất với Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, vừa phù hợp với các điều kiện thực tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt là trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 – 2030 cũng đã xác định “đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số”. Khi chúng ta đã xác định quyết liệt chuyển đổi số và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thì chỉ tiêu về tăng năng suất lao động đề ra phải tương xứng; bởi đầu tư vào tiến bộ công nghệ là cách thức quan trọng, mấu chốt để nâng cao năng suất lao động.


Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.

Với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần căn cứ vào những chỉ tiêu chưa đạt hoặc đạt thấp để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cơ bản nhất trí với hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp trong báo cáo. Tuy nhiên, đây là những giải pháp mang tính tổng thể, an toàn  hơn là có những giải pháp đột phá xuất phát từ kết quả thực tế năm 2022 và mục tiêu năm 2023.

So sánh với hệ thống nhiệm vụ, giải pháp của năm 2022, năm 2021 và một số năm trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga không thấy có sự khác biệt nhiều. Bởi vậy, đề nghị Chính phủ rà soát, xem xét để bổ sung vào mục tiêu tổng quát mục tiêu “cải thiện rõ rệt năng suất lao động xã hội”, và đi cùng mục tiêu này là việc nhấn mạnh các giải pháp như: đặc biệt nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng lao động, nâng cao kỷ luật kỷ cương lao động và nâng cao năng lực, tư duy của lao động để theo kịp với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật. Gắn trách nhiệm của các Bộ ngành, địa phương đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội.

Hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước ASEAN. Bởi vậy, trong năm 2023 và các năm tiếp theo, nếu chúng ta không quyết tâm và nỗ lực để nâng cao hơn nữa năng suất lao động thì không thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia và điều này ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, nhất là khi Việt Nam phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, già hóa lao động trong vòng 20 năm tới. Cho nên, việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững và cũng là giải pháp thiết thực để đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Vì năng suất lao động thấp so với đầu tư là có sự lãng phí không nhỏ về thời gian lao động, tiềm năng lao động và những đầu tư vào hạ tầng lao động./.

Bích Lan