Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7a4d66a1-f9a0-90f0-dd35-d3a2320e5ba3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ HỒNG THANH: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ ĐẤT KHU DU LỊCH

10/10/2022

Tại kỳ họp thứ 4 sắp tới, Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 về dự án Luật quan trọng, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Góp ý kiến cho dự án Luật này trên cơ sở thực tế tỉnh Ninh Bình, đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi lần này cần xem xét bổ sung quy định riêng về đất khu du lịch để có chế độ quản lý, sử dụng đất đai riêng phù hợp.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình

Pháp luật về đất đai là một lĩnh vực pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, điều chỉnh những quan hệ xã hội phức tạp, có liên quan trực tiếp đến nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, cũng là loại tài sản có giá trị lớn của cá nhân, tổ chức.

Theo dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại 2 kỳ họp trong năm 2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023 của Quốc hội Khóa XV. Đây là một trong những Luật được cả người dân và doanh nghiệp mong đợi với kỳ vọng sẽ gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội, tiếp thêm động lực cho thị trường bất động sản.

Từ thực tế tỉnh Ninh Bình, đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình chia sẻ, Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, phong phú: Vườn quốc gia Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư, Nhà thờ đá Phát Diệm… đặc biệt Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Toàn tỉnh có 1.499 di tích lịch sử, trong đó có 360 di tích đã xếp hạng gồm: 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 01 di sản thế giới) và 279 di tích cấp tỉnh.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, tự nhiên để phát triển du lịch. Du lịch Ninh Bình phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách đạt khoảng 12,5%/năm, trước dịch Covid (năm 2018, 2019). Khách du lịch đến Ninh Bình chủ yếu tham quan, chiêm bái ở các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh lớn như chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm…, chiếm khoảng 80% lượng khách du lịch. Công  tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ, an ninh, trật tư, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch luôn đảm bảo, du lịch đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục nghìn lao động địa phương.

Việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật về văn hóa, du lịch, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được triển khai thực hiện tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Tỉnh thường xuyên, chỉ đạo Ban Quản lý dự án phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi tiến hành công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn khu Di sản; chỉ đạo Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An phối hợp với chính quyền các địa phương quản lý chặt chẽ đất đai, trật tự xây dựng theo Quy hoạch được duyệt…và thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng nhằm nâng cao ý thức quản lý nhà nước về đất đai của các xã trong khu Di sản; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức và người dân. Do vậy, công tác quản lý dự án, quản lý Di sản có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của cấp chính quyền, các tổ chức, người dân được nâng lên.

Theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đất thuộc các ngành và lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao được xếp vào nhóm đất xây dựng công trình sự nghiệp (DSN), bao gồm công trình sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

Tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 quy định đất công trình sự nghiệp công cấp địa phương thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đối với công trình sự nghiệp ngoài công lập theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 thuộc trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất; tuy nhiên, trường hợp dự án ngoài ngân sách sử dụng đất vào đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước lại thuộc trường hợp nhà nước đấu giá quyền sử dụng đất (điểm e khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013). Với các quy định tại các Điều khác nhau trong Luật Đất đai rất khó khăn cho việc áp dụng tại địa phương.

Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ) quy định: cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo hình thức cho thuê đất miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê đất (không phân biệt công trình sự nghiệp công lập hay ngoài công lập).

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh cho rằng, trên thực tế, đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp ngoài công lập (do doanh nghiệp đầu tư) cơ quan Nhà nước về đất đai gặp khó khăn trong việc hướng dẫn thủ tục giao đất vì không có quỹ đất “sạch” phù hợp để quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xã hội hóa. Mặt khác, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để có một khu đất “sạch” giao cho nhà đầu tư, nhất là ở khu vực đô thị là rất lớn, trong khi ngân sách Nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện việc này. Mặt khác việc quy định chính sách xã hội hóa đối với hoạt động lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao đối với công trình sự nghiệp ngoài công lập (vị trí đất có giá trị) sẽ được các chính sách ưu đãi đặc biệt hơn các dự án khác sẽ không phù hợp với nền kinh tế thị trường và việc nhà nước phải bố trí nguồn ngân sách để giải phóng măt bằng sạch là chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2013 xác định đất kinh doanh dịch vụ du lịch là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp dẫn đến chế độ pháp lý đối với loại đất này có những đặc điểm của chế độ pháp lý đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, đất kinh doanh, dịch vụ du lịch còn có những đặc điểm riêng được hình thành bởi nhu cầu và đặc điểm của việc sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch; mặt khác tại điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch thì khu du lịch được coi là khu chức năng giống như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (đất khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đều có quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất tại mục 3 chương 10 Luật Đất đai).

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh cho rằng, cần xem xét bổ sung quy định riêng về đất khu du lịch để có chế độ quản lý, sử dụng đất đai riêng phù hợp với nét đặc thù của loại đất này. Bên cạnh đó, xem xét vấn đề trong khu di sản thế giới và khu du lịch (quy mô lớn từ 1000ha trở lên) có nhiều loại đất khác nhau như đất tôn giáo, đất dân cư, đất nông nghiệp, đất địch vụ du lịch….mỗi loại đất này cần có cơ chế chính sách riêng, có thể xem xét không thu tiền thuê đất của các dự án khu du lịch đối với các khu vực hồ nước, cảnh quan núi non, rừng đặc dụng, rừng trồng, công viên cây xanh, chỉ nên thu tiền thuê đất đối với khu vực dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, bến bãi, khu vực dịch vụ bán hàng…)./.

Thu Phương - Phạm Thắng - Nghĩa Đức

Các bài viết khác