Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: cf6862a1-b9b2-90f0-dd35-de3f04988ca8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TÔ ÁI VANG: NGÂN HÀNG CẦN TẬP HUẤN KỸ NĂNG NHẬN DIỆN, NHẬN BIẾT CÁC HÀNH ĐỘNG RỬA TIỀN

29/09/2022

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, đại biểu Tô Ái Vang – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định: Các ngân hàng phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn về kỹ năng nhận diện, nhận biết về các hành động rửa tiền.

Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 theo quy trình thông qua tại 1 Kỳ họp. Trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, dự án Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tháng 9/2022. Việc sửa đổi Luật nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành, đảm bảo an ninh tài chính trước những diễn biến phức tạp của thế giới và sự phát triển của khoa học công nghệ, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, khắc phục những thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền.

Tại các phiên họp góp ý vào dự án luật, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền, tuy nhiên đề nghị Cơ quan soạn thảo thuyết minh, phân tích kỹ hơn về tính cấp bách, các điều kiện cần và đủ để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua dự án Luật theo quy trình tại một kỳ họp. Bên cạnh đó, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo nêu rõ sự cần thiết và quan điểm sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền phải bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia; bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, phù hợp với các Hiệp định đã ký kết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; góp phần tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong thời gian tới.

Đại biểu Tô Ái Vang – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng góp ý vào một số vấn đề trong dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Cụ thể, tại Điều 36 về hình thức báo cáo, đại biểu đề nghị bổ sung 1 khoản quy định xây dựng báo cáo tự động để có thể báo cáo kịp thời những hành động đáng ngờ cho cơ quan có thẩm quyền.

Đại biểu Tô Ái Vang – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định ngân hàng phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn về kỹ năng nhận diện, nhận biết về các hành động rửa tiền.

Tại Điều 47 của dự thảo luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, đại biểu cho rằng đề nghị quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt giữa Ngân hàng Nhà nước với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, công an, hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng để phòng, chống rửa tiền. Trường hợp cần thiết các cơ quan chức năng thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hạ chuẩn giá trị giao dịch để phục vụ công tác điều tra.

Góp ý Điều 48 về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, đại biểu Tô Ái Vang đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung 4 khoản:

  • Các ngân hàng phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn về kỹ năng nhận diện, nhận biết về các hành động rửa tiền.
  • Đầu tư cơ sở vật chất để cải thiện và nâng cấp hệ thống lưu giữ chứng từ.
  • Xây dựng cơ chế sàng lọc các giao dịch tiền mặt lớn và giao dịch tiền mặt nhiều lần liên tục.
  • Tham mưu cho Chính phủ xây dựng bộ nhận diện về hành vi rửa tiền phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quy định cụ thể số tiền giao dịch phải báo cáo phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Trường hợp các tổ chức và cá nhân không tuân thủ theo những hướng dẫn của luật và quy định về phòng, chống rửa tiền sẽ bị chế tài nghiêm khắc về mặt dân sự, thậm chí hình sự.

Ngoài ra, tại Điều 57 về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại biểu Tô Ái Vang cũng đề nghị bổ sung một khoản quy định: phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân về các rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu rõ tác hại của rửa tiền…/.

Lan Hương