Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 62ad19a1-b9d4-90a9-5115-a62b8fca14f8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHAN THÁI BÌNH: BỔ SUNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

01/04/2021

Đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy là một trong những kiến nghị của đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) tại Hội trường,

 Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Theo đại biểu Phan Thái Bình, tại Chương II về trách nhiệm trong phòng, chống ma túy quy định tại Điều 6 đến Điều 11 của dự thảo luật, đã quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình; trách nhiệm của cơ quan nhà nước; trách nhiệm của cơ sở giáo dục; trách nhiệm của cơ quan báo chí; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên và các tổ chức khác; trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, đại biểu đề nghị Quốc hội nên nghiên cứu, xem xét bổ sung vào chương này thêm một điều luật quy định về trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy. Đại biểu cho rằng, thực tế trong thời gian vừa qua, chúng ta nhìn thấy rất nhiều việc là các chủ thể kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nhà hàng, dịch vụ, karaoke, khách sạn để xảy ra tình trạng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy rất lớn. Do vậy, đại biểu đề nghị trong chương này bổ sung trách nhiệm của các chủ thể này, làm rõ trách nhiệm trong công tác phòng và chống ma túy.

Về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy tại Chương IV, trong đó tại Điều 22 quy định về xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể người, một số trường hợp trong Điều 22 buộc phải được xét nghiệm, để xác định tình trạng nghiện, xác định việc sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, theo đại biểu xem xét toàn bộ trong dự thảo luật, cũng như tại điều luật này thì chưa quy định về thẩm quyền và biện pháp cưỡng chế của người có thẩm quyền, của cơ quan có chức năng. Đại biểu đặt vấn đề, trong trường hợp các đối tượng không chấp hành việc xét nghiệm bắt buộc thì xử lý thế nào?. Vì vậy, để đảm bảo các điều luật này khả thi, đại biểu đề nghị quy định trong chương này, đặc biệt tại Điều 22. Đối với trường hợp thuộc đối tượng phải xét nghiệm để xác định tình trạng nghiện, xác định việc sử dụng trái phép chất ma túy, trường hợp người ta từ chối không thực hiện yêu cầu giám định thì phải có biện pháp cưỡng chế, để đảm bảo điều luật này mang tính khả thi.

Cuối cùng, đại biểu cho biết, từ khi chúng ta bỏ Điều 199, về tội sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 1999, thì tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra rất phức tạp, tình trạng người nghiện tăng lên. Hiện nay, chúng ta nói quản lý khoảng 230.000 hồ sơ, đó là số người nghiện, số đối tượng nghiện, đã có hồ sơ; còn số chưa có hồ sơ, ngoài xã hội còn nhiều hơn rất nhiều. Trong khi chúng ta thực hiện các cam kết quốc tế xem người nghiện là con bệnh, đây là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy thì không thể xem như người bệnh, nếu vậy tình trạng này phổ biến và rất nguy hại cho cộng đồng.

Trong dự thảo luật cũng đề cập đến cai nghiện tại nhà, tại cộng đồng, đại biểu Phan Thái Bình đánh giá là cần thiết, nhưng hiệu quả không cao. Do vậy đề nghị Quốc hội sửa đổi theo hướng khôi phục lại Điều 199 trong Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội danh sử dụng trái phép chất ma túy như trước đây, với điều kiện người sử dụng ma túy bị xử lý hành chính hoặc đã đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng tái phạm thì xem xét sử lý hình sự, để hạn chế tội phạm ma túy, vì tội phạm này là tội phạm của nhiều loại tội phạm khác./.

Lê Anh