Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 766420a1-49ad-90a9-7816-22df7c362a47.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: HOẠT ĐỘNG CỦA NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG NHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHÓA XIV

01/04/2021

Quốc hội khóa XIV là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội và 26,7% đại biểu Quốc hội là nữ. Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, bên lề hành lang Quốc hội, các đại biểu đánh giá cao vai trò cũng như đóng góp của các nữ đại biểu trong suốt hoạt động nhiệm kỳ.

Các nữ Đại biểu Quốc hội khóa XIV bên lề hành lang Quốc hội

Qua từng nhiệm kỳ Quốc hội, số lượng và chất lượng các nữ đại biểu Quốc hội ngày càng được nâng cao. Từ Quốc hội khóa I chỉ với 10 nữ đại biểu, đến nay, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Khóa XIV là 26,72%. Đây là một tỷ lệ được đánh giá là khá cao so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo Phát triển con người năm 2020 của UNDP, Việt Nam đứng thứ 65/162 quốc gia và nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ này, Việt Nam lần đầu tiên có Chủ tịch Quốc hội và 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ; ở cấp tỉnh có 06 Bí thư, 13 Phó Bí thư, 08 Chủ tịch, 30 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 19 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, 16 phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội là nữ, cùng nhiều nữ cán bộ đảm nhiệm các vị trí trọng trách ở Trung ương và địa phương. Hầu như tất cả nữ đại biểu đều có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (trong đó có 74 đại biểu có trình độ trên đại học, bằng 56,49% tổng số nữ đại biểu, trong số này có 10 tiến sĩ và 6 PGS-TS); có 40 đại biểu có chuyên môn pháp luật, bằng 24,54% tổng số ĐBQH có chuyên môn này; 106 nữ đại biểu có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị, bằng 80,92% tổng số nữ đại biểu. Kết quả này là minh chứng sinh động, đầy thuyết phục cho tiến trình bình đẳng giới của Việt Nam.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà là Nữ Chủ tịch Quốc  hội đầu tiên của Việt Nam

Chia sẻ về hoạt động cũng như những đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016 -2021, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng các nữ đại biểu Quốc hội đã phát huy trí tuệ, tài năng và bản lĩnh của những người phụ nữ ưu tú, là đại diện cho tiếng nói của cử tri. Các nữ đại biểu Quốc hội quan tâm sâu sắc tới vấn đề giới, lồng ghép giới và sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình xây dựng luật, giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Qua thực tiễn hoạt động nhiệm kỳ có thể thấy, trong các lĩnh vực về giáo dục và đào tạo; y tế; văn hoá, thể thao và du lịch; lao động thương binh và xã hội; tôn giáo và tín ngưỡng;… các nữ đại biểu đã có nhiều tiếng nói, đóng góp tích cực cho các vấn đề liên quan đến những lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các đại biểu nữ cũng có rất nhiều  hoạt động tích cực phối hợp với các cấp các ngành, chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả hơn trong lĩnh vực bình đẳng giới và sự tiến bộ, phát triển của phụ nữ, trẻ em.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế 

Đánh giá cao vai trò cũng như những đóng góp của các nữ đại biểu trong hoạt động nghị trường, đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, cho rằng, trong quá trình hoạt động, các nữ đại biểu Quốc hội đã không ngừng nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng hoạt động nghị trường. Qua quan sát, các nữ đại biểu thường xuyên gắn bó, gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhiều vấn đề bức xúc trong thực tiễn đã được các nữ đại biểu phát hiện và nêu vấn đề tại nghị trường. Trên diễn đàn Quốc hội, trong các phiên thảo luận cũng như chất vấn, nhiều nữ đại biểu đã có những phát ngôn rất mạnh mẽ, trách nhiệm và chất lượng.

Đại biểu Y Khút Niê, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến và lập pháp. Tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động của Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo đại biểu Y Khút Niê, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk thì mức độ tham gia của nữ giới trong các cơ quan dân cử  sẽ bảo đảm các chính sách được hoạch định, ban hành và thực thi đáp ứng tốt hơn nhu cầu phổ quát của các tầng lớp xã hội. Thực tế cũng cho thấy, các nữ đại biểu rất kiên trì, quyết liệt theo đuổi những vấn đề được người dân quan tâm, nhất là những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới và đã có đóng góp tích cực trong hoạt động Quốc hội được cử tri ghi nhận. Đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng và kỳ vọng, trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khóa XIV, tỷ lệ đại biểu nữ sẽ đạt trên 35%, vừa đảm bảo tỷ lệ cơ cấu vừa đảm bảo chất lượng đại biểu.

Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa XII) đã xác định rõ mục tiêu đến 2030 là “phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp uỷ và tổ chức đảng các cấp. Tỷ lệ nữ cấp uỷ viên các cấp đạt từ 20 - 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35%”. Quan điểm tăng cường công tác cán bộ nữ không chỉ là để có cơ cấu nữ trong bộ máy lãnh đạo, mà chính là để khơi dậy, phát huy tiềm năng của phụ nữ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước./.

Lê Anh