Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0c7867a1-b9bc-90f0-dd35-da4a0335bf86.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHIÊN CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP

12/09/2019

Chất vấn là một trong những hình thức giám sát quan trọng của Quốc hội. Qua hoạt động chất vấn đại biểu Quốc hội đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đại diện cho cử tri nêu lên những vấn đề búc xúc trong xã hội. Do vậy, chất vấn và trả lời chất vấn đã trở thành một trong những nội dung được người dân quan tâm nhiều nhất tại mỗi kỳ họp Quốc hội, đồng thời đó được xem như một đợt sát hạch tín nhiệm của các tư lệnh ngành cũng như đo lường chất lượng hoạt động của Quốc hội một cách rõ ràng nhất.

Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV được cử tri đánh giá cao

Hoạt động chất vấn trong thời gian qua đã có nhiều đổi mới, thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và người trả lời chất vấn góp phần xây dựng tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn đã trở nên sôi nổi và có sức hút hơn. Theo dõi các phiên chất vấn, có thể dễ dàng nhận thấy không khí thẳng thắn, tích cực, trách nhiệm, có tính tranh luận và đối thoại với tinh thần xây dựng cao trong các phiên chất vấn gần đây đặc biệt là phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc.

Theo cử tri Vũ Quang Tuyền, cư trú tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội, tại mỗi kỳ họp của Quốc hội, nội dung cử tri trông chờ, quan tâm nhất là các phiên chất vấn. Qua theo dõi các phiên chất vấn thời gian gần đây có thể thấy đã có nhiều chuyển biến tích cực. Vấn đề chất vấn là những vấn đề bức xúc trong xã hội được cử tri quan tâm. Các đại biểu đã chất vấn rất thẳng thắn, sôi nổi, đúng trọng tâm.

So với kỳ họp trước đó, phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, chỉ kéo dài trong 2,5 ngày nhưng số lượt đại biểu được chất vấn và tham gia tranh luận lại tăng lên. Thay vì tiến hành theo hình thức đại biểu Quốc hội có thể chất vấn với bất kỳ một thành viên Chính phủ nào, kỳ họp thứ 7 quay trở lại hình thức chất vấn theo các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn. Ứng với bốn nhóm vấn đề chất vấn là bốn Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực đăng đàn để trả lời trực tiếp các đại biểu Quốc hội. Bốn vị Bộ trưởng đăng đàn tại phiên chất vấn vừa qua gồm: Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Cuối phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trực tiếp trả lời chất vấn của ĐBQH về những nội dung liên quan tại kỳ họp.

Theo đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, điểm mới đáng chú ý nữa trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 là trước khi bước vào phiên chất vấn của mình, các Bộ trưởng không trình bày báo cáo mà chỉ được phát biểu “không quá 5 phút” để thông tin đến các đại biểu Quốc hội. Mỗi lần chất vấn có 5 đại biểu hỏi; mỗi đại biểu Quốc hội chỉ hỏi 1 phút, người trả lời chất vấn có tối đa 3 phút để trả lời chất vấn của mỗi đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV

Qua theo dõi phiên chất vấn tại kỳ 7 Quốc hội khóa XIV, TS. Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, cho biết, đã có sự cải tiến về hình thức chất vấn, các đại biểu Quốc hội có thể tranh luận khi thấy không thỏa đáng, nhưng thời gian tranh luận không quá 2 phút; đặc biệt tranh luận chỉ diễn ra giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn; các đại biểu không chất vấn thì không tranh luận với người đặt câu hỏi; thông tin tranh luận phải chính xác, đúng phạm vi chất vấn, không lạm dụng đăng ký tranh luận để đặt câu hỏi chất vấn. Tổng cộng, tại phiên chất vấn trong kỳ họp thứ 7 vừa qua đã có 230 lượt đại biểu tham gia chất vấn và tranh luận.

Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chủ tọa phiên họp Quốc hội cũng được đại biểu và cử tri cả nước đánh giá cao. Trực tiếp tham gia vào phiên chất, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho biết, dưới sự điều hành điều hành linh hoạt, khoa học của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đã diễn ra dân chủ, thẳng thắn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc duy trì phương thức chất vấn theo nhóm vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặt ra cũng như việc Quốc hội cho phép báo chí, phát thanh, truyền hình trực tiếp một số phiên thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn đã giúp cử tri hiểu rõ hơn bản chất sự việc, nắm được tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ; góp phần tạo ra bầu không khí dân chủ trong xã hội, gắn kết nhân dân cả nước với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước.

Không chỉ Quốc hội Việt Nam mà ở Nghị viện nhiều nước trên thế giới, hoạt động chất vấn cũng là một trong những phương thức giám sát hiệu quả. Đây là phương thức thiết yếu giúp Nghị viện nhiều nước áp đặt trách nhiệm chính trị lên Chính phủ. Điều này thể hiện qua việc các nghị sỹ đối lập sử dụng cơ hội này để buộc chính phủ phải giải trình, hoặc phê phán chính sách của chính phủ, thậm chí ra nghị quyết về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ. 

Ông Friedrich Straetmanns, Đại biểu Đảng Cánh Tả Die Linke, Hạ nghị Viện Quốc hội CHLB Đức

Tại hội thảo quốc tế kinh nghiệm về kỹ năng chất vấn tại kỳ họp, khi chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chất vấn tại Hạ nghị Viện Quốc hội CHLB Đức, ông Friedrich Straetmanns, đại biểu Đảng Cánh Tả Die Linke, cho biết, tại Hạ nghị Viện Quốc hội Đức, chất vấn là hình thức được sử dụng thường xuyên cho hoạt động kiểm soát của Quốc hội. Theo quy định, khi 5% đại biểu đặt câu hỏi chất vấn về một chủ đề nào đó, chủ đề đó sẽ được đưa lên Chính phủ. Các câu hỏi chất vấn được tổng hợp và gửi lên Chủ tịch Hạ nghị Viện. Sau đó, chủ tịch Hạ nghị Viện sẽ chuyển câu hỏi lên Chính phủ liên bang đề nghị trả lời. Thời gian chất vấn trong các cuộc họp Quốc hội thường kéo dài 3 tiếng. Mỗi thành viên của Hạ nghị viện có thể trực tiếp đặt hai câu hỏi cho Chính phủ.

Nhận định chất vấn là phương thức quan trọng trong hoạt động giám sát của đại biểu, ông Friedrich Straetmanns cho rằng, thời gian chất vấn và hoạt động chất vấn của Chính phủ cần có tính thực chất hơn và nên được tăng cường, cũng như là sự tham gia của thủ tướng. Chủ đề trong chất vấn cần được đưa ra bởi Hạ nghị Viện thay vì chính phủ. Hoạt động chất vấn nên được tăng cường để các thành viên của Quốc hội có cơ hội tranh luận với đầy đủ thông tin cần thiết.

Tại Quốc hội Lào, hoạt động chất vấn tại kỳ họp cũng ngày càng được chú trọng. Vấn đề được các đại biểu Quốc hội Lào chất vấn tập trung vào những nội dung được cử tri, xã hội quan tâm. Thông qua hoạt động chất vấn, nhiều nội dung chất vấn đã được giải quyết, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.

Như vậy, qua thực tiễn hoạt động của Quốc hội cũng như Nghị viện các nước trên thế giới có thể thấy, chất vấn đã và dang là một phương thức giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tiêu biểu đạt được trong hoạt động chất vấn thì hoạt động chất vấn vẫn tồn tại một số vấn đề hạn chế cần được khắc phục như: vẫn không còn ít chất vấn chỉ là những câu hỏi thông thường, với mục đích nhận thông tin; một số trưởng ngành trả lời còn né tránh;…Những bất cập này đòi hỏi phải khắc phục để tiếp tục nâng cao hơn nữa cũng như phát huy hết ý nghĩa, giá trị của hoạt động chất vấn.

Trong thời gian qua, hoạt động chất vấn luôn được người dân quan tâm theo dõi. Những nỗ lực đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn tại kì họp Quốc hội đã được cử tri cũng như các đại biểu Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao. Chất lượng của các phiên chất vấn được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động chất vấn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Vậy đâu là giải pháp khắc phục những điểm hạn chế và tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động chất vấn trong thời gian tới. Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội về vấn đề này:

Phóng viên: Chất vấn là một trong những hình thức thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Vậy, thời gian qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp đã có những đổi mới, chuyển biến như thế nào, thưa đại biểu?

- Ông Vũ Mão, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, IX: Vấn đề chất vấn tại kỳ họp trong nhiều năm qua đã có nhiều cải tiến. Trong đó, cải tiến đáng lưu ý mang tính đột phá là từ năm 1994 khi chất vấn và trả lời chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp đến với người dân. Điều này có giá trị vô cùng to lớn và tới bây giờ vẫn tiếp tục được phát huy cải tiến hơn nữa. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp đã thẳng thắn, thực chất, phản ánh nhiều vấn đề cử tri quan tâm tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục cải tiến.

Ông Vũ Mão, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, IX

- Đại biểu Dương Trung Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai: Theo dõi và gắn bó với Quốc hội một chặng đường khá dài về mặt thời gian, tôi nhận thấy rõ ràng đã có những thay đổi, chuyển biến tích cực trong hoạt động chất vấn. Hoạt động chất vấn đã thẳng thắn, sôi nổi, đúng vấn đề trọng tâm được cử tri quan tâm. Tuy nhiên, do đặc điểm Quốc hội hoạt động theo nhiệm kỳ cho nên chất lượng hoạt động cũng theo quy luật. Phải khẳng định là hoạt động chất vấn có thay đổi theo chiều hướng ngày càng tốt hơn nhưng để đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của cử tri thì chưa hoàn toàn đáp ứng.

Đại biểu Dương Trung Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai

- Đại biểu Bùi Văn Phương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình: Chất vấn là một trong những hình thức thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Thông qua chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu các định chế về một vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của mình và tổ chức do mình chịu trách nhiệm quản lý. Đồng thời chất vấn còn có mục đích cung cấp thông tin và tạo cơ hội cho Quốc hội đánh giá các thành viên Chính phủ và các cơ quan có liên quan. Thực tiễn hoạt động chất vấn của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa rất tích cực đối với quá trình hoàn thiện chính sách và thể chế, hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như: một câu hỏi chất vấn còn mang tính hỏi để biết thông tin, tính hiệu quả sau chất vấn chưa cao,… những vấn đề này đòi hỏi phải sớm khắc phục.

Phóng viên: Thưa đại biểu, bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động chất vấn thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Vậy, đâu là giải pháp để khắc phục những tồn tại này, thưa dại biểu?

- Ông Vũ Mão, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, IX: Thời gian chất vấn theo tôi hơi ngắn, thời gian chất vấn phải đủ hơn đối với những nội dung chất vấn lớn. Chất vấn cũng phải đi đến cùng vấn đề và xử lý vấn đề chất vấn kết quả như thế nào để thông báo tới cử tri. Đồng thời, cần xem xét nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết sau chất vấn, làm rõ trách nhiệm các Bộ, ngành liên quan mới đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của cử tri.

- Đại biểu Dương Trung Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai: Trả lời cho Quốc hội và Đại biểu Quốc hội thì buộc phải là người đứng đầu ngành chứ không thể giao cho cấp phó. Những điều tưởng chừng hình thức ấy nhưng lại đòi hỏi 1 nguyên tắc rất cao thể hiện được vai trò của Đại biểu Quốc hội. Đồng thời cần nâng cao nhận thức về hoạt động chất vấn của Đại biểu. Chất vấn là cơ hội để người dân quan sát, đánh gía năng lực của đại biểu. 

Đại biểu Bùi Văn Phương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình

- Đại biểu Bùi Văn Phương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình: Việc xác định vấn đề cần chất vấn tại kỳ họp Quốc hội là nội dung khó nhất trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Nội dung chất vấn phải là những vấn đề lớn, có ý nghĩa, tầm quan trọng mang tính cấp thiết ảnh hưởng đến sự phát triển chung; đồng thời nội dung chất vấn phải rõ ràng để có thể xác định được trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Bên cạnh đó, vấn đề lựa chọn để chất vấn xảy ra ở một nơi cụ thể nhưng phải mang tầm vóc quốc gia, liên quan đến chính sách và trách nhiệm của người bị chất vấn. Thực trạng đang diễn ra của vấn đề chất vấn phải là vấn đề đang được cử tri và xã hội quan tâm. Đó phải là vấn đề chung chứ không phải là việc cá nhân.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn các Đại biểu!

Chất vấn là một kênh giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện quyền lực của các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử. Chất vấn không phải chỉ là hỏi để biết mà quan trọng hơn đó là việc yêu cầu Chính phủ, các Bộ trưởng và người bị chất vấn phải giải trình, làm rõ trách nhiệm chính trị đối với nội dung công việc mình phụ trách trước đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước. Vì vậy, vấn đề cần đặc biệt quan tâm hiện nay là hiệu lực, hiệu quả, hậu quả pháp lý của hoạt động chất vấn. Thông qua hoạt động chất vấn cần kết nối với phương thức giám sát lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ra Nghị quyết của Quốc hội về trả lời chất vấn để xác định rõ trách nhiệm từng người trả lời chất vấn./.

Lê Anh