Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9c4e67a1-e962-90f0-19a0-5c360ac9a42b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG MINH ÁNH: CHẾ ĐỘ HỌC BỔNG ĐỐI TƯỢNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÀ DỰ BỊ ĐẠI HỌC KHÔNG CÒN PHÙ HỢP

14/12/2018

Tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ học bổng, chính sách đối với đối tượng phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học. Ngày 05/9/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số 4036/BGDĐT-VP trả lời chất vấn của đại biểu.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:

Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đánh giá các chính sách đối với người học là người dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT.

Thực hiện Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 21/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 -2020, Bộ Giáo dcuj và Đào tạo được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định của Chính phủ tích hợp các văn bản về học bỏng chính sách và hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan đề xuất tham mưu với Chính phủ điều chỉnh chế độ học bổng chính sách đảm bảo chi phí học tập và sinh hoạt cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh dự bị đại học.

Chưa hoàn toàn đồng tình với nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đẩy nhanh việc phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối nguồn lực từ ngân sách và đưa ra định mức về chế độ học bổng, chính sách đối với đối tượng phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học phù hợp với tình hình hiện nay.

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Thưa đại biểu, được biết tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu đã có câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Vậy xin đại biểu cho biết cụ thể nội dung chất vấn?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tôi có chất vấn về chế độ học bổng chính sách cấp cho đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc các trường nội trú, dự bị đại học được Quy định tại thông tư số 109 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục đào tạo. Đây là thông tư liên tịch và học sinh tại các trường này được hưởng 80% mức lương tối thiểu của nhà nước tuy nhiên thì tình hình giá cả hiện nay tăng cao. Mức học bổng chính sách này không đảm bảo chi phí cho học sinh sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, với thực tế hiện nay nếu được hưởng 80% mức lương tối thiểu thì các em được hưởng 1.112.000 nghìn đồng/ tháng tức là 1 bữa ăn tính ra tương đương 12.000 nghìn đồng/bữa ăn chưa bao gồm các chi phí khác. Như vậy với điều kiện khó khăn như vậy Bộ trưởng có giải pháp gì hay không?

Phóng viên: Sau khi nhận được chất vấn của Đại biểu tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giáo đục đã có công văn số 4036 trả lời chất vấn. Đại biểu đánh giá như thế nào về nội dung trả lời tại văn bản?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là chính sách về giáo dục. Những chính sách này thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn. Tuy nhiên, câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tôi cảm thấy chưa thỏa đáng. Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang trong giai đoạn phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan đề xuất tham mưu với Chính phủ điều chỉnh chế độ học bổng đảm bảo chi phí học tập và sinh hoạt cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh dự bị đại học chứ chưa có phương án cụ thể.

Phóng viên: Vậy, xuất phát từ lý do gì đại biểu lại chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung này?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Trong một vài chuyến công tác, tôi có dịp đi thực tế tại các trường dân tộc nội trú, tôi thấy sự đầu tư của Nhà nước mới ở mức dộ nhất định. Vì vậy, các thầy, các cô ở trong các trường đó mặc dù cũng hết sức quan tâm chăm sóc các em nhưng với điều kiện hiện nay chưa đảm bảo cho các em một môi trường học tập, môi trường sống tốt. Bởi vậy, tôi luôn suy nghĩ, băn khoăn về vấn đề này nên trong các diễn đàn tôi muốn nói thêm để Chính phủ có thể hỗ trợ thêm cho các trường, tăng cường cơ sở vật chất cũng như chế độ chính sách đối với các em vùng dân tộc thiểu số.

Phóng viên: Thưa đại biểu, học bổng là một hình thức khuyến khích, hỗ trợ người học. Vậy đối với học sinh dân tộc nội trú học bổng có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Thực tế mà nói người đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, đồng bào cho con đi học có khi phải bán trâu, bán bò là cả gia sản của họ. Vì vậy, nếu muốn đối tượng này đi học phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ và học bổng là 1 hình thức như vậy. Tuy nhiên mức học bổng dành cho đối tượng này hiện nay đang thấp quá sẽ nhu cầu thực tế. Vì vậy, không đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em. Để có thể động viên, khuyến khích các em đi học, tôi đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục đào tạo đề xuất với Chính phủ khi xây dựng đề án thì nghiên cứu mức học bổng cao hơn để đảm bảo các em yên tâm học tập.

Phóng viên: Như đại biểu đã chất vấn, hiện chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú bằng 80% mức lương tối thiểu là thấp, không đủ đảm bảo chi phí sinh hoạt cho các em học sinh. Vậy theo đại biểu, cần có cơ chế chính sách cụ thể như thế nào và có giải pháp gì để thu hút xã hội hóa hỗ trợ học sinh để các em yên tâm học tập?

 Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Theo tôi vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối nguồn lực từ ngân sách và đưa ra định mức cụ thể phù hợp với tình hình hiện nay. Còn về vấn đề xã hội hóa, việc hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú hoặc ngoại trú thì Nhà nước luôn khuyến khích các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp đầu tư vào các vùng kinh tế đặc biệt còn khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay còn còn nhiều khó khăn và mới chỉ ở mức độ manh  nha nên các bộ ngành cần phải nghiên cứu thêm.

Phóng viên: Thời gian qua, tình trạng thiếu hụt nhân lực ở vùng núi, vùng sâu vùng xa được đề cập nhưng đã một thời gian dài vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Nguyên nhân một phần do đào tạo học sinh dân tộc, đào tạo cử tuyển chưa được triển khai hiệu quả. Theo đại biểu, ngành giáo dục và đào tạo cần có giải pháp đột phá nào để giải quyết bài toán này?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tôi nghĩ các Bộ, ngành và cả chính quyền địa phương đều phải vào cuộc nghiên cứu để có giải pháp tổng thể. Cần có đánh giá chính xác về nguồn lực địa phương, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương đó, cũng như điểm mạnh điểm yếu của các vùng. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến con số thống kê cụ thể về nhu cầu đào tạo, nhu cầu lao động của từng địa phương để sau đó có chế độ, chính sách cụ thể trong việc cử các đối tượng đi học bồi dưỡng, đào tạo nghề cho phù hợp. Hiện nay chế độ cử tuyển đối với các địa phương áp dụng cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tế. Tôi cho rằng, việc cử học sinh đi học phải xuất phải từ nhu cầu thực tiễn tại địa phương để sau đó có sự bố trí công việc phù hợp đồng thời cũng cần có sự ràng buộc đối với học sinh được cử đi học, học xong phải quay về công tác tại địa phương.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh