Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 264e67a1-3905-90f0-19a0-5da6932dc385.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG MINH ÁNH: TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT CHƯA THOẢ ĐÁNG...

08/12/2018

Tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã chất vấn đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ vấn đề chỉ tiêu học sinh cấp cho các trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú và dự bị đại học. Ngày 05/9/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số 4036/BGDĐT-VP trả lời chất vấn của đại biểu.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:

Tính đến hết năm học 2017-2018, cả nước hiện có 315 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 50 tỉnh, thành phố với 92.722 học sinh; 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú với 185.671 học sinh bán trú. Ngoài ra còn có 2.273 trường phổ thông có học sinh bán trú với tổng số 161.241 học sinh bán trú; 4 trường dự bị đại học, trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc có hệ dự bị đại học và 7 khoa dự bị đại học thuộc 7 trường đại học với tổng số 3.690 học sinh. Trong đó, khu vực miền núi phía Bắc là khu vực có hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú phát triển nhất.

Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học đã từng bước phát triển và khẳng định vị trí quan trọng trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng cho các địa phương. Tuy nhiên, do còn khó khăn về nguồn lực nên quy mô của các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học mới đáp ứng được một phần nhu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức nghiên cứu, đánh giá mô hình và hiệu quả hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú để đề xuất giải pháp phát triển. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo các địa phương rà soát, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục trong đó có các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú để đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có khu vực miền núi phía Bắc.

Đối với hệ thống các trường dự bị đại học, đây là các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, trong đó có các trường dự bị đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Đại biểu trong quá trình thực hiện Đề án.

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Chưa đồng tình với nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, đại biểu Dương Minh Ánh - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội - cho rằng, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là chính sách về giáo dục. Tuy nhiên, câu trả lời của Bộ trưởng chưa thỏa đáng, còn chung chung. Vậy, bao giờ tất cả các đối tượng người dân tộc thiểu số mới được thụ hưởng chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước là được học tại các trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú và các trường dự bị đại học? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Dương Minh Ánh - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Phóng viên: Thưa đại biểu, được biết tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu đã có câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Đại biểu có thể cho biết cụ thể nội dung chất vấn?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Phiên họp thứ 26, tôi có chất vấn bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về thực hiện chính sách giáo dục đối với người dân tộc thiểu số. Hiện nay, chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo phân cho các địa phương cấp cho các trường dân tộc nội trú cũng như dân tộc bán trú và các trường dự bị đại học của các tỉnh còn thấp và chưa đáp ứng được đủ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Phóng viên: Sau khi nhận được chất vấn của Đại biểu, Bộ Giáo đục đã có công văn số 4036 trả lời chất vấn. Đại biểu đánh giá như thế nào về nội dung trả lời tại văn bản?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là chính sách về giáo dục. Những chính sách này thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn. Tuy nhiên, câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tôi cảm thấy chưa thỏa đáng, còn chung chung, hoàn toàn chưa thuyết phục.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay còn thiếu nguồn lực nên quy mô của các trường dân tộc nội trú còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu mà chỉ đáp ứng được 1 phần đối tượng được hưởng chính sách của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, tôi rất băn khoăn và suy nghĩ bao giờ các đối tượng này mới được thụ hưởng chính sách. Nếu chúng ta không trả lời được câu hỏi này sẽ dẫn tới nhiều vấn đề bất cập: Thứ nhất, tạo sự bất bình đẳng giữa các đối tượng được hưởng chính sách. Thứ hai, dễ dẫn đến sự hiểu lầm, hiểu sai, thậm chí là mất niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Nhà nước. Thứ ba, những đối tượng chống phá có thể lợi dụng để nói xấu nhà nước ta, kích động đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chưa đưa ra được giải pháp cụ thể mà chỉ là Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu, đánh giá mô hình hiệu quả hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú để đề xuất giải pháp phát triển.

Phóng viên: Thưa Đại biểu, qua khảo sát cho thấy chỉ tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương cấp cho các trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú và các trường dự bị đại học của các tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng đủ cho các đối tượng được thụ hưởng. Cụ thể những bất cập ở đây là gì thưa Đại biểu?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Bất cập ở đây là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cấp chỉ tiêu cho các trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú và dự bị đại học chỉ tiêu thấp. Trong khi đó, trên thực tế những đối tượng hiện nay được hưởng chính sách thì đông và các em lại không được hưởng chính sách. Như vậy bất cập ở đây là chỉ tiêu tuyển không phù hợp dẫn đến nhiều em thuộc đối tượng được thụ hưởng nhưng thực tế lại không được hưởng chính sách.

Phóng viên: Thưa đại biểu, trong văn bản trả lời Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định sẽ xem xét, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Đại biểu trong quá trình thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại các dơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, trong đó có các trường dự bị đại học. Đại biểu có đề xuất gì để việc sắp xếp tới đây được hiệu quả, khắc phục được những bất cập hiện nay?

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy cần đầu tư nguồn lực phù hợp để mở rộng quy mô các trường, đáp ứng yêu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trong đó có các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, đánh giá đúng nhu cầu đào tạo tại địa phương.  

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh