Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e82a67a1-b9b6-90f0-19a0-5c28a0d52581.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM?

05/10/2018

Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV, Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long, đã đưa ra ý kiến chất vấn Phó thủ tướng Chính phủ Trình Đình Dũng về thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam và những giải pháp cần tăng cường áp dụng để có thể đẩy nhanh năng suất lao động, hiệu quả nền sản xuất.

Đại biểu Phạm Tất Thắng chất vấn Phó thủ tướng Chính phủ về năng suất lao động  

Ngày 20/7/2018 Phó thủ tướng Chính phủ Trình Đình Dũng đã ký văn bản số 322 LĐCP trả lời chất vấn tại kỳ hợp thứ 5, Quốc hội khoá 14 của đại biểu Phạm Tất Thắng. Theo đó, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đồng ý với nhận xét của Đại biểu là hiện nay năng suất của chúng ta còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do:

Năng suất nội ngành thấp, các lĩnh vực dịch vụ tài chính, tín dụng, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp. Doanh nghiệp trong nước quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm đến gần 98% tổng số doanh nghiệp. Công nghệ sản xuất trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn thấp, ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài từ những năm 1960-1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao. Chất lượng lao động còn thấp, cơ cấu lao động theo ngành, theo trình độ đào tạo còn bất hợp lý. Đến hết năm 2017 lao động qua đào tạo đạt 56%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 22,5%. Thiếu kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhưng lao động nông nghiệp chiếm đến 42%.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ra 4 nhóm khắc phục tình trạng giúp tăng năng suất lao động

 Để khắc phục những tình trạng trên, định hướng và giải pháp của chính phủ trong thời gian tới sẽ tập trung những vấn đề sau:

+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành dựa vào lợi thế, tiềm năng phát triển từng ngành, chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có giá trị cao.

+ Tập trung phát triển khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động đầu tư cho khoa học, công nghệ; tăng cường hiệu quả các chợ công nghệ, chuyển giao công nghệ. Tăng cường hiệu quả của các hoạt động sở hữu trí tuệ. Sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ thông qua đầu tư đúng đối tượng.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục nghề nghiệp thông qua áp dụng phương pháp dạy à học tiên tiến trên thế giới

+ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. Tiếp rục rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản dưới luật nhằm thúc đẩy, chuyển dịch nền kinh tế, tăng cường ứng dụng và phát triển khoa học. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình cải cách hành chính.Khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn tiếp cận, áp dụng các phương pháp quản trị mới, tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Vậy làm thế  nào để năng suất lao động của Việt Nam theo kịp với các nước trên thế giới và đối diện trực diện với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Phóng viên Cổng thông tin điện tử Quốc hội  đã có cuộc trao đổi với đại biểu Phạm Tất Thắng về vấn đề này.

Đại biểu Phạm Tất Thắng cho rằng để tăng năng suất lao động thì người lao động Việt Nam phải thay đổi tác phong,

suy nghĩ, thói quen làm việc

 Phóng viên: Hiện nay, các khu vực đầu tàu của nền kinh tế như FDI, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, năng suất lao động cải thiện còn thấp. Đó là chưa kể năng suất của khu vực Nhà nước còn rất thấp so với kỳ vọng. Trong khi đó, Nhà nước đang có lực lượng lao động chất lượng cao, trình độ tốt. Vậy cần phải có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này thưa đại biểu?

Đại biểu Phạm Tất Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long: Rõ ràng ở đây câu chuyện có liên quan đến con người. Con người lao động ở đây có 2 yếu tố mà tôi nghĩ chúng ta phải quan tâm. Một là đào tạo của chúng ta, chất lượng đào tạo còn chưa tốt. Cho nên tay nghề, kỹ năng của người lao động chưa thật sự cao. Kể cả làm việc trong môi trường có đầu tư khoa học Kỹ thuật, trang thiết bị tốt hơn nhưng chính trong môi trường đó chúng ta lại không đáp ứng được  yêu cầu của sản xuất hiện đại. Ngoài việc đào tạo, thì ý thức, thói quen, tác phong của người lao động chưa thật sự chuyển biến theo phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, qua đào tạo, một mặt chúng ta phải đào tạo lao động có trình độ, có tay nghề cần thiết. Một mặt chúng ta cũng phải thay đổi dần tác phong, suy nghĩ, thói quen làm việc của người lao động.

Phóng viên: Theo đại biểu, trong quá trình hội nhập quốc tế thì nhân tố nào sẽ quyết định tăng năng suất lao động của Việt Nam?T

Đại biểu Phạm Tất Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long: Tôi cho rằng ở đây sẽ có 2 yếu tố. Một là liên quan đến điều kiện con người, điều kiện con người thì tôi vừa trao đổi ở trên. Đó là tay nghề, kỹ năng, ý thức cũng như là tác phong của người lao động. Yếu tố thứ 2 cũng rất là quan trọng đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách cần thiết. Chuyển sang những khu vực, ngành nghề mà chúng ta có ưu thế. Chúng ta đầu tư những trang thiết bị, công nghệ hiện đại để có thể tăng năng suất lao động. Chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế. Đây là trách nhiệm của Quốc hội, phải sửa đổi, hoànt hiện hệ thống pháp luật của chúng ta theo hướng thúc đẩy nền  sản xuất hiện đại phát triển. Thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ của nền kinh tế.

Phóng viên: Thưa đại biểu, người lao động phải sẵn sàng với những điều kiện gì để sống là làm việc trong thời đại 4.0? Trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy năng suất lao động sẽ có vai trò như thế nào?

Đại biểu Phạm Tất Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long:  Tôi cho rằng người lao động phải thích ứng nhanh hơn, thích ứng hiệu quả hơn với sự chuyển dịch rất nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội. bằng cắch người lao động phải được đào tạo một cách bài bản, hiệu quả. Và đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc  trong một một trường nhiều biến đổi, nhiều tác động, nhiều áp lực. Trong bối cảnh đó thì nhà nước cũng phải đẩy mạnh quá trình hoàn thiện thể chế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đơn giản hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ. Đồng thời, chúng ta phải có những cơ chế, chính sách thích hợp để quan tâm đến người lao động. Đặt ra những yêu cầu cho người lao động cần phải hoàn thiện, nhưng cũng cần tạo ra những cơ chế cho người lao động tiếp cận thông tin, có điều kiện nâng cao tay nghề, tiếp cận những công nghệ mới, làm chủ được công nghệ mới. 

 Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

Thanh Hải