Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: adae5fa1-390b-90f0-19a0-5a2bd7324432.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH QUẢNG NAM: VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI VIỆC XỬ LÝ RÁC THẢI; GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG; GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM

08/05/2018

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tại Phiên họp UBTVQH thứ 22, Quốc hội khoá XIV về các giải pháp cho vấn đề xử lý rác thải; giải pháp nâgn cao năng suất lao động, mở rộng quy mô nền kinh tế; giải pháp cho sự chậm trễ trong giải quyết chính sách cho người bị nhiễm chất động da cam trong chiến tranh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chất vấn Thủ tướng Chính phủ

Ngày 02/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tại Phiên họp UBTVQH thứ 22, Quốc hội khoá XIV về các giải pháp cho vấn đề xử lý rác thải; giải pháp nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô nền kinh tế; giải pháp cho sự chậm chễ trong giải quyết chính sách cho người bị nhiễm chất động da cam trong chiến tranh.

Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:

1. Hiện nay, việc xử lý rác thải (rác thải rắn, rác thải y tế,…) ở nhiều địa phương (cả thành thị lẫn nông thôn) chưa tốt, gây ô nhiễm môi trường, làm cho người dân rất bức xúc. Đề nghị Chính phủ đề ra giải pháp giải quyết thực trạng này?

Vẫn còn nhiều bất cập trong công tác xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải rắn, rác thải y tế,... (Ảnh: VOV)

2. Mặc dù nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Đề nghị Chính phủ đề ra giải pháp nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô nền kinh tế?

3. Số người bị phơi nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh ở nước ta khá lớn (trên 3 triệu người) nhưng việc giải quyết chính sách còn chậm, thủ tục khó khăn làm cho cử tri bức xúc. Đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục?

Thủ tướng Chính phủ đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn

1. Trong thời gian qua, CP và TTCP đa ban hành nhiều cơ chế, chính sách quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn và khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ dự án đầu tư xử lý chất thải rắn như: Nghị định 38/2015/NĐ-CP; Nghị định 19/2015/NĐ-CP; Nghị định 15/2015/NĐ-CP; Nghị định 155/2016/NĐ-CP; Nghị định 130/2013/NĐ-CP; Quyết định 2149/QĐ-TTg; Quyết định 798/QĐ-TTg; Quyết định 31/2014/QĐ-TTg; Quyết định 582/QĐ-TTg…

Thực tế thời gian qua vẫn còn có sự bất cập trong quản lý chất thải rắn, chưa thống nhất và đồng bộ trong quản lý chất thải từ TW tới địa phương; hiệu lực, hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa cao; xu hướng, mức độ phát sinh chất thải rắn đang tiếp tục gia tăng, nhất là chất thải rắn sinh hoạt ở các khu vực đô thị. Nguyên  nhân chủ yếu do chưa có chế tài áp dụng và dồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý chất thải rắn tại nguồn do nguồn lực còn hạn chế, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng ở ngước ta ngày càng đa dạng nhưng hiệu quả thực tế chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ. Thời gian tới, CP tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển kahi đồng bộ các giải pháp quản lý, xử lý như sau:

- Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác, tuyên truyền, bảo vệ môi trường từ TW đến Địa phương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. 

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý chất thải rắn, thu hút nguồn glwjc tham gia đầu tư trong lĩnh vực này….; ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về mô hình xử lý chất thải phù hợp…

- Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, huyện, xã; các cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp; của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, vốn huy động từ các tổ chức… Tiếp tục tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và áp dụng cơ chế giá dịch vụ công trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt…

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị tái chế, xử lý chất thả rắn. Định hướng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện của các vùng miền, địa phương và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân..

- Nhằm thực hiện tốt các nhóm giải pháp cơ bản trên, dự kiến thời gian tới, Thủ tướng CP sẽ phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050…

2. Theo thông lệ, năng suất lao động được tính bằng GDP chia cho số lao động đang làm viẹc trong nền kinh tế quốc dân. Quy mô của GDP nhìn chung phụ thuộc vào các nhân tố là lao động, vốn và công nghệ…

Với thực tiễn của VN, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, 40% lao động còn làm việc trong lĩnh vjwc nông nghiệp, 60% làm việc trong khu vực phi kết cấu thì mục tiêu đầu tiên là chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các khu vực khác và chính thức hoá việc làm khu vực phi kết cấu là mcuj tiêu quan trọng hàng đầu. Trong nội bộ từng khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng như nông nghiệp, viẹc chuỷen dịch từ các ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp sang các ngànnh tạo ra giá tị gia tăng cao cũng quan trọng không kém.

a. Nhóm giải pháp chung

- Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường thuận lợi, huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực nói riêng…

- Phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân gắn với cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các Nghị quyết 19 của CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh…

- Xây dựng chính sách ngành kinh tế trọng điểm cần tập trung đầu tư phát triển, đi kèm với các chính sách ưu đãi và tạo động lực cho sự tham gia của khu vực tư nhân và thu hút lao động có kỹ năng vào những ngành này….

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, thương mại. Rà soát, loại bỏ mọi điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính không cần thiết và các loại phí không chính thức.

- Thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.

- Cải cách mạnh mẽ khu vực doanh ngheiejp nhà nước theo hướng giảm sự tham gia vào các ngành, lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, khu vực ngoài nhà nước có thể đảm nhận. Xây dựng lộ trình để xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp,…

b. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Rà soát, sắp xếp quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp gắn với quy hoạch phát triển  kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động trong cả nước, từng vùng và địa phương…

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo một số trường đại học, một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới.

- Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao trách nhiẹm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo,…

- Xây dựng các quy định về liên thong giữa các trình đọ của giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả trong đào tạo, tạo cơ hội học tập, phát triển năng lực cho người học..

- Triển khai thực hiện theo lọ trình việc phân bổ chi ngân sách cho hoạt động dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập…

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới, chương trình và tổ chức đào tạo,…

c. Nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ

- Tập trung nâng cao năng lực hất thụ công nghệ của doanh nghiệp, tiến tới dịch chuyển trọng tâm và chủ thể của hoạt động nghiên cứu ứng dụng sang khu vực doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ cho giai đoạn đến năm 2025. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên.

- Xây dựng thực hiện các chương trình xúc tiến, chuyển giao công nghệ…

- Chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị công nghệ và quản lý quản trị doanh nghiệp…

d. Đối mới phương thức, nâng cao năng lực hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước

- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương; đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, trả lương, sử dụng, đánh giá cán bộ…

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thong tin, thực hiện điện tử hoá nghiệp vụ quản lý nhà nước và xã hội hoá việc xây dựng dữ liệu thong tin quản lý nhà nước..

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,…

3. Cùng với những thành quả đạt được về kinh tế - xã hội của đất nước sau nhiều năm đổi mới và hội nhập, Nhà nước không ngừng xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/Dioxin cả về đối tượng thụ hưởng và điều kiện thực hiện, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thời gian qua thường xuyên được hoàn thiện, UBTVQH thong qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012, Pháp lệnh cơ bản khắc phục được những bât hợp lý so với trước đây, tạo được sự phấn khởi chung của đối tượng thụ hưởng và nhân dân, chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng từng bước được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước; QUy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ VN anh hung, thong qua đó, số lượng đối tượng người có công được công nhận và thực hiện chế độ người có công ngày càng tăng; các mức trợ cấp thường xuyên được điều chỉnh để hỗ trợ đời sống cho gia đình người có công.

Năm 2012, cả nước xác nhận được tên 6 triệu người có công với cách mạng, đến năm 2017, cả nước đã xác nhận trên 9 triệu lượt người có công, trong đso người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất đọc hoá học gần 312.000 người…

Cùng với chính sách ưu đãi, Đảng và Nhà nước đã triển kahi thực hiện đồng bộ các chương trình quốc gia về kinh tế - xã hội; huy động toàn xã hội chăm lo cho các đối tượng người có công, có hoàn cảnh khó khan, người nghèo, người bị nhiẽm chất dộc da cam…

Đối với kiến nghị mở rộng việc xác nhận và giải quyết chế độ đối với số người bị phơi nhiễm chất đọc da cam ( không phải người hoạt động kháng chiến) cần tiếp tục được các cơ quan chức năng (Bộ Quốc phòng, Bộ TN và MT, Bộ Y tế) nghiên cứ, đánh giá cụ thể và xây dựng chính sách khi có đầy đủ cơ sở thực tiễn, khoa học, và trong điều kiện kinh tế - xã hội cho phép…

Toàn bộ văn bản chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác