Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến (Ni sư Thích nữ Tín Liên) – Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh
chất vấn Toà án Nhân dân Tối cao
Ngày 15/11/2017, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến (Ni sư Thích nữ Tín Liên) – Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh về quy trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; về trách nhiệm thông báo của Toà án sau khi nhận đơn đề giảm đốc thẩm, tái thẩm. Về việc người dân có quyền khởi kiện hay không? Nếu khởi kiện thì khởi kiện tại Toà án nào khi bản án có hiệu lực pháp luật mà Chủ tịch UBND huyện và Chru tịch UBND tỉnh đưa ra các lý do kéo dài việc thi hành án.
Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:
1. Xin cho biết: Quy trình giải quyết đơn trong giám đốc thẩm và tái thẩm?
2. Khi nhận đơn để giám đốc thẩm/tái thẩm, Toà án có cần thiết phải báo nguyên đơn và bị đơn thời gian giải quyết của mình là trong bao lâu không?
3. Khi bản án của Toà án nhân dân tỉnh đã ban hành, có hiệu lực thi hành mà Chủ tịch UBND huyện và Chủ tịch UBND tỉnh báo lý do này khác kéo dài đến hai năm không thi hành án. Vậy người dân có quyền khởi kiện tiếp không? Và kiện đến cơ quan nào?
Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:
Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn
1. Về quy trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm:
Theo quy định của pháp luật tố tụng thì khi nhận được đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thong báo bằng văn bản cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị. Chán án TANDTC phân công Thẩm phán TANDTC, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công KSNDTC nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo CA TANDTC, Viện Trưởng VKSND tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì CA TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC tự mình hoặc uỷ quyền cho Thẩm phán TANDTC, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Để hướng dẫn cụ thể quy định nêu trên, CA TANDTC đã có Quyết định số 625/QĐ-CA ban hành Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TAND…
2. Về trách nhiệm thông báo của Toà án sau khi nhận đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm:
Theo quy định của khoản 1, Điều 258 Luật tố tụng hành chính năm 2015, khoản 1 Điều 329 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Toà án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đơn cho đương sự. Khoản 5 Điều 6 Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TAND hướng dẫn cụ thể hơn về trách nhiệm thông báo của Toà án sau khi nhận đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Như vậy, nếu đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã đủ thủ tục để xem xét, giải quyết thì Toà án sẽ thông báo cho mọi người người gửi đơn về việc Toà án đã nhận đơn đề nghị và chuyển đơn vị chức năng xem xét, giải quyết; mà không thông báo về việc đơn của đương sự sẽ được giải quyết trong thời gian bao lâu. Thời hạn xem xét giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tại Điều 15 Quy chế nêu trên đã hướng dẫn…
Đối với các vụ việc không thuộc trường hợp nêu trên thì thời hạn giải quyết các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 09 tháng, vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 12 tháng kể ngày nhận được hồ sơ vụ việc.
3. Về việc người dân có quyền khởi kiện hay không? Nếu khởi kiện thì khởi kiện tại Toà án nào khi bản án có hiệu lực pháp luật mà Chủ tịch UBND huyện và Chủ tịch UBND tỉnh đưa ra các lý do kéo dai việc thi hành án:
Điều 106 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữ quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 311, Điều 312 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành bản án, quyết định của Toà án (30 ngày kể từ nhận được bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án) mà người phải thi hành án không thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Toà án, các tài liệu khác có liên quan đề nghị TA đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Toà án. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án….
Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 cũng đã quy định cụ thể về thời gian, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án quyết định của Toà án….
Như vậy khi bản án có hiệu lực phap luật mà Chủ tịch UBND huyện và Chủ tịch UBND tỉnh đưa ra các lý do kéo dài việc thi hành án, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể người được thi hành án có thể được thực hiện các quyền như đã nêu trên.
Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.