ĐBQH NGUYỄN TẠO: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH NGẦM THEO MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỚI ĐỊNH HƯỚNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TOD

24/11/2023

Góp ý vào dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Lâm Đồng đề nghị bổ sung quy định đối với công trình ngầm gắn với công trình thương mại, dịch vụ theo mô hình phát triển đô thị, theo định hướng giao thông công cộng TOD, nhằm tối ưu hóa tài nguyên đất và mức độ sử dụng đất để đạt được những mong muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong tương lai.

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: LÀM RÕ CHỨC NĂNG, THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ, ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

ĐBQH LƯU BÁ MẠC: CẦN RÕ NỘI HÀM KHÁI NIỆM VỀ ‘‘HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÓ TRÍ TUỆ’’

Việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ nhằm điều chỉnh 2 lĩnh vực hết sức quan trọng khác nhau, là rất cần thiết, nhằm cụ thể hóa và thể chế hóa tinh thần Chỉ thị 23 của Trung ương ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới. Trao đổi với đại biểu Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Lâm Đồng xung quanh dự án Luật này.

Đại biểu Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Lâm Đồng

Phóng viên: Thưa đại biểu, với xu thế phát triển công trình ngầm theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, thì dự thảo Luật Đường bộ có nên bổ sung quy định đối với công trình ngầm hay không?

ĐBQH Nguyễn Tạo: Theo tôi, với xu thế phát triển công trình ngầm trong phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng và rút kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tôi tha thiết đề nghị bổ sung quy định đối với công trình ngầm gắn với công trình thương mại, dịch vụ theo mô hình phát triển đô thị, theo định hướng giao thông công cộng TOD là một hình thái phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư. Từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán. Việc phát triển không gian ngầm mang lại những lựa chọn tốt hơn trong phát triển đô thị và xu hướng phát triển trong tương lai, nhằm tối ưu hóa tài nguyên đất và mức độ sử dụng đất để đạt được những mong muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong tương lai.

Thứ hai, Điều 5 của dự thảo luật có quy định về ưu tiên sử dụng đất để đầu tư xây dựng điểm đỗ, dừng cho những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường và các trạm sạc cho phương tiện đường bộ, xu thế sử dụng động cơ điện. Đây là một trong những hoạt động đường bộ mang tính tích cực và sẽ được triển khai hình thành trong thời gian tới, nhưng là chỉ ưu tiên sử dụng đất để đầu tư xây dựng điểm dừng đỗ cho những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường mà chưa gắn với hệ thống giao thông thông minh.

Hiện nay trên thế giới và nhiều nước xung quanh khu vực đã xây dựng các điểm dừng đỗ cho những phương tiện giao thông thông minh, nhằm tiết kiệm tối ưu hóa về mặt bằng sử dụng đất đai, tạo thuận lợi cho người sử dụng tiết kiệm về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, cần chỉnh sửa lại chính sách này để bảo vệ trích xuất phát triển giao thông thông minh bao trùm toàn bộ hoạt động đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều

Thứ ba, việc dự thảo quy định hệ thống giao thông đường thông minh tại Điều 7 là chủ trương hết sức đúng đắn, cần thiết và thiết thực. Bởi lẽ, hệ thống giao thông thông minh đã mang lại những lợi ích thực tiễn vô cùng to lớn, giúp hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Do đó, tôi tha thiết đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về phát triển giao thông thông minh như vấn đề điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh, kiểm soát trọng tải xe bằng công nghệ cân tự động và hình thành dữ liệu cơ chế xử phạt vi phạm hành chính nguội. Có kết nối giữa cơ quan quản lý với chủ sở hữu phương tiện để khi xử lý vi phạm hành chính sẽ mang tính thuyết phục và áp dụng trong thời gian tối ưu nhất trong việc chấp hành, xử lý vi phạm hành chính, để từng bước nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, hỗ trợ quá trình khai thác, điều hành hệ thống giao thông công cộng một cách linh hoạt, chủ động.

Phóng viên: Tại khoản 1 Điều 13 quy định về hệ thống đường giao thông nông thôn, bao gồm tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn, tức là đã sắp xếp đường huyện là đường giao thông nông thôn. Theo đại biểu điều này có phù hợp với thực tế hay không?

ĐBQH Nguyễn Tạo: Với quy định này, tôi đề nghị cần xem xét lại việc sắp xếp đường huyện là đường giao thông nông thôn, vì trên thực tế có những tuyến đường huyện đi qua nhiều khu vực thị trấn có quy mô lớn hoặc có tuyến đường huyện nối từ huyện này sang địa bàn của huyện khác. Nếu xếp đó là những đường giao thông nông thôn cùng với tên gọi đó và các chính sách huy động nguồn lực từ nhân dân địa phương để xây dựng và bảo trì hệ thống đường huyện sẽ không hợp lý.

Mặt khác, tại dự thảo luật đã thiết kế 2 điều là Điều 10 và Điều 11 để phân loại đường bộ theo cấp quản lý, theo chức năng phục vụ và quy định cụ thể cấp kỹ thuật công trình đường bộ tại Điều 12. Trong đó có cấp đường cao tốc, cấp đường ôtô, cấp đường đô thị và cấp đường nông thôn, đường thôn xóm. Như thế việc phân loại đường giao thông nông thôn, đường đô thị và đường địa phương tại Điều 13 không còn ý nghĩa thiết thực và cũng không nhằm phục vụ công tác quản lý tốt hơn mà còn làm lẫn lộn, trùng lắp tên gọi không cần thiết. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thiết kế các chế định ở Điều 13 cho hợp lý.

Phóng viên: Vấn đề quản lý và thu hồi đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ, an toàn giao thông đường bộ là vấn đề rất bất cập trong thời gian vừa qua.Vậy theo đại biểu, giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ?

ĐBQH Nguyễn Tạo: Lần này Ban soạn thảo đã tiếp thu Nghị định số 11/2000 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, tỷ lệ đất giao thông đô thị so với xây dựng đô thị phải bảo đảm theo loại của đô thị và từng loại đô thị; đô thị loại 3 trở lên từ 18% đến 20%, đô thị loại 4, loại 5 là 16% đến 18%. Tôi đề nghị tăng tỷ lệ đối với đô thị loại 3, loại 4, loại 5 phải trên 20% để bảo đảm việc phát triển đô thị trong tương lai. Nếu quy định tỷ lệ thấp khi quy hoạch thiếu quỹ đất giao thông buộc phải thu hồi đất sẽ tiềm ẩn những yếu tố phức tạp và gây cản trở sự phát triển.

Vấn đề thực tiễn đặt ra ở đây là việc quản lý và thu hồi đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ, an toàn giao thông đường bộ là vấn đề rất bất cập trong thời gian vừa qua. Kể từ khi có Nghị định 203 về bảo vệ an toàn giao thông đường bộ, theo Nghị định 203 của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1982 chúng ta đã xác định hành lang bảo vệ đường bộ, tức đối với vùng ngoại thị và vùng nội thị đã được xác định. Lấy hành lang bảo vệ nội thị thì lấy hành lang bảo vệ đường bộ là lòng lề đường; ngoại ô lấy từ chân mái đường đắp và đỉnh mái đường đào, xác định một khoảng cách cụ thể và chúng ta đã duy trì từ năm 1982 đến nay rồi. Tuy nhiên, đến khi nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông đường bộ thì việc quản lý hành lang đường bộ trong thời gian vừa qua không được chặt chẽ. Dẫn đến việc khi giải phóng mặt bằng, thi công các dự án hết sức khó khăn trong việc nâng cấp và mở rộng, đội kinh phí của dự án lên rất cao và phát sinh mâu thuẫn tranh chấp đất đai trong quá trình thu hồi và đền bù quyền sử dụng đất. Do đó, tôi thiết nghĩ cần phải tăng cường tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân dọc hành lang bảo vệ đường bộ, khi hạ tầng giao thông đường bộ qua những vùng địa bàn xã, phường, thị trấn bằng các bản công khai thông báo về chỉ giới, lộ giới phải thiết kế chế định trong dự thảo luật lần này.

Mặt khác, thực tế cũng cho thấy trong quá trình đô thị hóa nhanh để dẫn đến nhiều hệ lụy, mật độ dân số quá cao trong khu vực trung tâm, sự gia tăng về phương tiện tham gia giao thông ở các khu vực có nhiều chung cư, nhà cao tầng dẫn đến quá tải cho giao thông. Thêm vào đó, các địa phương không tuân thủ tỷ lệ khi quy hoạch đô thị như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác. Con số này chỉ đạt từ 5% đến 12%, tùy theo từng khu vực. Mật độ đường phố tại khu vực trung tâm cũng rất thấp, ví dụ nội đô Hà Nội chỉ đạt khoảng 0,74 km/1km2. Tỷ lệ đất dành cho giao thông cũng rất thấp, mới chỉ đạt được dưới 1%.

Ngoài luật quy định cụ thể phù hợp với tỷ lệ đất giao thông so với xây dựng đô thị tại các địa phương phải được thực hiện nghiêm túc với tỷ lệ được quy định trong quy hoạch đô thị mới bảo đảm sự phát triển bền vững của các đô thị trong tương lai và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách bền vững.

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

Hải Yến

Các bài viết khác