ĐBQH LÝ THỊ LAN: NGHIÊN CỨU THỦ TỤC RÚT GỌN ĐỂ ĐẨY NHANH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CHO 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

25/10/2023

Lo ngại việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia không đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, đại biểu Lý Thị Lan – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị trong 3 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, Chính phủ cần phải có giải pháp hiệu quả đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đầu tư công và cho phép được chuyển nguồn đối với những dự án liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.

TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 23/10: KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHOÁ XV

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật trong năm 2023.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024. Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2023, dự kiến kế hoạch KTXH năm 2024, đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và báo cáo của Chính phủ.

Đại biểu ghi nhận sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ đặc biệt là sự vào cuộc sát sao của các bộ, ngành, cả hệ thống chính trị, các cấp, các địa phương. Kết quả trong 9 tháng năm 2023 có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt; các chỉ tiêu về xã hội đã hoàn thành, thể hiện được bản chất tốt đẹp của chế độ, quan tâm triển khai chính sách liên quan đảm bảo an sinh xã hội.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024.

Đại biểu Lý Thị Lan khẳng định, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách trong năm 2023 đã được chú trọng, trong đó có nhiều đổi mới về chỉ đạo và cách làm. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 5 đã thông qua 8 luật và 3 nghị quyết quy phạm pháp luật và dự kiến trong Kỳ họp thứ 6 sẽ thông qua 7 luật, trong đó có những luật rất quan trọng, như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng… sẽ giải phóng được nguồn lực rất lớn, tạo cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn hiện tại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường đầu tư.

Đánh giá cao kết quả của công tác đối ngoại, đại biểu Lý Thị Lan cho rằng đây là điểm sáng nổi bật trong năm 2023. Các hoạt động đối ngoại của Đảng, đối ngoại Nhà nước, đối ngoại Nhân dân đã diễn ra rất sôi động, liên tục; đặc biệt là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam đã tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, tạo luồng không khí mới để phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nghiên cứu ban hành các thủ tục rút gọn để đảm bảo tiến độ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Về tiến độ triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững), báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội cũng đã nêu rõ: Việc triển khai một số nội dung thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH còn chậm. Một số cơ chế, chính sách pháp luật chậm được sửa đổi, còn mâu thuẫn, chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất; cắt giảm thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời, quyết liệt; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn một số bất cập.

Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát tại địa phương, đại biểu Lý Thị Lan đã gửi gắm tâm tư của người dân liên quan đến việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đó là những vướng mắc trong việc triển khai một số nội dung về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội còn chậm. Tại tỉnh Hà Giang, nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những địa phương đứng đầu trong cả nước về triển khai nguồn vốn này. Trong quá trình triển khai thực hiện đang gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật chậm được sửa đổi và còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, đặc biệt việc hướng dẫn thực hiện quy định 3 Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng ở địa phương còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ khiến địa phương khó triển khai thực hiện.

Về văn bản hướng dẫn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, hiện nay đã có hơn 120 văn bản hướng dẫn thực hiện. Hà Giang là địa phương được Đoàn giám sát của Quốc hội lựa chọn giám sát, kết quả giám sát cho thấy, sau một năm Trung ương có kế hoạch phân bổ kế hoạch vốn, các quyết định mới được ban hành; một số quy định, hướng dẫn thực hiện của Trung ương còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ dẫn tới khó khăn khi triển khai thực hiện tại địa phương.

Chính phủ cũng đã phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nhiều quy định mới, có nội dung phức tạp, hầu hết là các văn bản quy phạm pháp luật nên cần có thời gian nhất định để tiến hành các quy trình, thủ tục xây dựng theo quy định chung, đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ ban hành văn bản của địa phương, cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình.

Đại biểu Lý Thị Lan cho biết, tại Hà Giang, áp lực giải ngân nguồn vốn rất lớn. Ngày 28/5/2022, Thủ tướng Chính phủ mới có quyết định phân bổ nguồn vốn năm 2022, bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2021 và kế hoạch vốn năm 2023 và phần vốn kéo dài năm 2022. Trong khi đó, việc lựa chọn dự án và thực hiện các quy trình lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Đại biểu lo ngại, trước sức ép về tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nếu không kéo dài nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các Chương trình; liệu 3 Chương trình mục tiêu quốc gia có đảm bảo đúng yêu cầu và mong muốn của Đảng và Nhà nước đã dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng khó khăn hay không?

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị trong 3 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, cần phải có giải pháp khắc phục ngay từ đầu năm để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đầu tư công và cho phép được chuyển nguồn, đặc biệt đối với những dự án liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.

Xem xét phân cấp trọn gói thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia cho địa phương, để địa phương căn cứ vào tình hình, nhu cầu thực tế triển khai hiệu quả cao nhất; giúp địa phương chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu ban hành, hướng dẫn thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ như các Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Lan Hương - Trọng Quỳnh

Các bài viết khác