Dịch vụ ngân hàng điện tử đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Do đó, những thay đổi từ phía ngân hàng ảnh là rất nhạy cảm vì có hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng. Lý giải cho việc tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử được đưa ra là do các ngân hàng đang phải chi trả chi phí lớn hơn nhiều so với mức thu của khách hàng. Ngoài ra, việc tăng biểu phí là điều tất yếu của các ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ của ngân hàng.
Gần đây, việc hàng loạt ngân hàng thay đổi chi phí dịch vụ đã khiến khách hàng hoang mang
Đơn cử, với dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking, ngân hàng phải trả nhà mạng 800 đồng/tin nhắn, trong khi mức phí ngân hàng thu của khách hàng chỉ là 8.800 đồng/tháng như trước đây. Thậm chí tăng lên 11.000 đồng/tháng như hiện nay vẫn là mức thấp, vì số lượng sử dụng giao dịch mỗi tháng của khách hàng là khác nhau. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng đã thay đổi phí dịch vụ ngân hàng điện tử ở các mức khác nhau: phí chuyển tiền mức dưới 10 triệu đồng tăng từ 6.600 đồng lên 7.000 đồng/lần; phí chuyển tiền mức đến 500 triệu đồng tăng từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/lần; phí dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng; phí thông báo số dư qua tin nhắn tăng lên 50.000 đồng/quý; phí internet banking từ 33.000 đồng lên 44.000 đồng/quý.
Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi biểu phí dịch vụ ngân hàng như vừa qua đã diễn ra một cách đột ngột, đặc biệt ảnh hưởng tới các khách hàng kinh doanh tự do. Một số khác nhận định dù việc thay đổi phí dịch vụ là cần thiết, nhưng phải được thực hiện song song với việc tăng cường chất lượng dịch vụ với một lộ trình minh bạch và rõ ràng.
Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận một số ý kiến của các Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
Phóng viên: Thưa đại biểu, Đại biểu đánh giá thế nào về việc tăng mức thu phí dịch vụ của các ngân hàng trong thời gian gần đây?
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Mục tiêu rất quan trọng của Chính phủ, dù ngắn hạn hay lâu dài, là phải khẩn trương tiến hành các cách thức thanh toán không sử dụng tiền mặt. Việc này sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của nền kinh tế và cho người dân, tức là các dịch vụ sẽ trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, việc các ngân hàng tăng biểu phí thanh toán xuất phát từ lợi ích của các phía, nghĩa là các ngân hàng phải được sự đồng thuận của người sử dụng. Tuy nhiên, nếu biểu phí cao quá thì khách hàng sẽ chuyển sang hệ thống khác; hoặc nếu nười dân thấy được tiện ích dịch vụ thì sẽ chấp nhận trả phí. Đây là vấn đề về hiệu quả kinh tế của ngân hàng và cũng là hiệu quả kinh tế của bản thân người giao dịch.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Việc tăng phí Ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Trước hết, Ngân hàng Nhà nước phải là cơ quan của Chính phủ và phải xem xét trong phạm vi thẩm quyền của mình để xác định tính hợp lý của việc tăng phí Ngân hàng. Việc tăng phí tại các cơ quan này phải do Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định; và các cơ quan phải giải trình với khách hàng thay vì chành động như một hợp đồng một bên bắt ép khách hàng khi sự đã rồi.
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Tăng phí dịch vụ Ngân hàng cũng là một điều tất yếu để các dịch vụ ngân hàng được nâng cao về chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn trong vấn đề thực hiện chính sách về tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh phải tính toán trên tổng thể mặt bằng phí, lệ phí của đất nước ta và phải giữ được thế cân bằng, cân đối chung.
Phóng viên: Trước việc các ngân hàng gia tăng các loại phí ngân hàng điện tử đã tác động trực tiếp đến bảng thang như thế nào, thưa đại biểu? Theoo đại biểu, việc tăng giá này là cần thiết hay cần phải có 1 quy định cụ thể hơn?
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Đối với cơ chế thị trường, lãi suất là đặc biệt quan trọng với nền kinh tế và cũng là khía cạnh được tự thỏa thuận, chứ không phải là phí. Chi phí chỉ là một khoản dịch vụ rất nhỏ. Ngay bản thân lãi suất cho vay là lãi suất khung, dựa trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng với từng loại giao dịch. Tôi cho rằng không nên quy định cứng rằng các dịch vụ ngân hàng phải giống nhau vì đây là sự lựa chọn của Khách hàng. Cơ quan với dịch vụ tốt, giá thành rẻ thì sẽ đông khách hàng và sẽ có khảon tồn ngân tài khoản để giao dịch sinh ra lợi ích cao hơn. Đây là một điểm cần phải cân nhắc để cân bằng giữa quản trị kinh doanh của Ngân hàng và lợi ích của khách hàng.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Trong trường hợp này Ngân hàng Nhà nước phải có thái độ quản lý nghiêm khắc và chuẩn mực, tránh hiện tượng thay đổi giá liên tục như giá xăng dầu, giá đường bộ,… khiến người dân lao đao. Cuộc sống người dân chưa được sung túc thì giá dịch vụ đã bị thay đổi. Theo tôi, việc này Chính phủ cần có sự chỉ đạo với Ngân hàng Nhà nước để rà soát, đánh giá và kiểm tra lại hết sức nghiêm túc việc tăng phí.
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước phải nghiên cứu kỹ để điều chỉnh phù hợp, bù đắp được chi phí cho cán bộ ngành Ngân hàng để họ phục vụ được những dịch vụ xã hội đó. Tuy nhiên, không được thu phí quá mức thu nhập của người dân vì nếu nâng quá cao thì dịch vụ sẽ bị xói mòn và người dân sẽ không sử dụng dịch vụ đó.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn các Đại biểu!