Chương I
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Điều 1.
Chính quyền địa phương tổ chức như sau:
Các Khu tự
trị, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực thuộc
tỉnh, thị xã, xã, thị trấn có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban hành chính
(UBHC).
Các huyện có
Uỷ ban hành chính.
Các khu phố ở
các thành phố và thị xã lớn có Ban hành chính khu phố. Tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn, lề lối làm việc của Ban hành chính khu phố do Thủ tướng Chính phủ
quy định.
Điều 2.
Các thành phố có thể chia thành khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành
chính. Điều kiện thành lập khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính
và tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền khu phố do Hội đồng Chính
phủ quy định.
Chương II
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Mục 1-
TỔ CHỨC
Điều 3.
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do
nhân dân bầu ra.
Số lượng đại
biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp và cách thức bầu cử do Luật bầu cử quy định.
Điều 4.
Nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương,
tỉnh, là 3 năm.
Nhiệm kỳ Hội
đồng nhân dân các cấp khác là 2 năm.
Điều 5. Trong
nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vì lý do gì mà không đảm
nhiệm được chức vụ đại biểu, thì cử tri thuộc đơn vị bầu cử đã bầu ra đại
biểu đó sẽ bầu người thay thế.
Mục 2
NHIỆM VỤ
VÀ QUYỀN HẠN
Điều 6.
Trong phạm vi địa phương và trong phạm vi quyền hạn của mình, căn cứ vào
nhiệm vụ chung của Nhà nước và nhu cầu của địa phương, Hội đồng nhân dân
lãnh đạo các ngành công tác, các mặt sinh hoạt, và quyết định tất cả công
việc nhà nước trong phạm vi địa phương được quyền quản lý, dưới sự lãnh đạo
tập trung và thống nhất của Trung ương.
Điều 7.
Trong phạm
vi địa phương và trong phạm vi luật lệ quy định, Hội đồng nhân dân khu tự
trị, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực thuộc tỉnh,
có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Bảo đảm sự
tôn trọng và chấp hành luật lệ của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
2. Ra những
nghị quyết thi hành trong phạm vi địa phương.
Những nghị quyết thuộc quyền xét duyệt của cấp trên theo luật lệ quy định
phải được cấp có thẩm quyền thông qua trước khi ban hành.
3. Căn cứ vào
kế hoạch chung của Nhà nước, quyết định kế hoạch kiến thiết kinh tế, kiến
thiết văn hóa, công tác xã hội và sự nghiệp lợi ích công cộng.
4. Căn cứ vào
kế hoạch chung của cấp trên, quyết định những công việc thuộc nhiệm vụ xây
dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong địa phương.
5. Thẩm tra và
phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách.
6. Bầu cử Uỷ
viên Uỷ ban hành chính cấp mình.
7. Thẩm tra các báo cáo công tác của Uỷ ban hành chính cấp mình.
8. Sửa đổi
hoặc hủy bỏ những nghị quyết không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp
mình, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cấp dưới.
Xét duyệt
những nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cấp dưới trong
các trường hợp do luật lệ quy định.
9. Bảo vệ tài
sản công cộng.
10. Bảo vệ
trật tự an ninh chung.
11. Bảo đảm
quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
Trong sự thực
hành các nhiệm vụ và quyền hạn nói trên, Hội đồng nhân dân các khu tự trị
chiếu theo pháp luật mà thực hiện các quyền lợi của khu tự trị.
Điều 8.
Trong phạm
vi địa phương và trong phạm vi luật lệ quy định, Hội đồng nhân dân thị xã,
xã, thị trấn, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Bảo đảm sự
tôn trọng và chấp hành luật lệ của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
2. Ra những
nghị quyết thi hành trong phạm vi địa phương.
Những nghị
quyết thuộc thẩm quyền xét duyệt của cấp trên theo luật lệ quy định phải
được cấp có thẩm quyền thông qua trước khi ban hành.
3. Căn cứ vào
kế hoạch chung của cấp trên quyết định kế hoạch sản xuất nông nghiệp, thủ
công nghiệp và công nghiệp, quyết định kế hoạch về sự nghiệp hợp tác tương
trợ và các công tác kinh tế khác.
4. Căn cứ vào
kế hoạch chung của cấp trên, quyết định kế hoạch thực hiện công tác văn hóa,
xã hội.
5. Căn cứ vào
kế hoạch chung của cấp trên, quyết định kế hoạch thực hiện công trình lợi
ích công cộng.
6. Thẩm tra và
phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách.
7. Căn cứ vào
kế hoạch chung của cấp trên, quyết định kế hoạch thực hiện các công tác quân
sự trong địa phương.
8. Bầu cử Uỷ
viên Uỷ ban hành chính cấp mình (và Uỷ ban hành chính huyện nếu là các Hội
đồng nhân dân xã, thị trấn).
9. Thẩm tra các báo cáo công tác của Uỷ ban hành chính cấp mình.
10. Sửa đổi
hoặc hủy bỏ những nghị quyết không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp
mình.
11. Bảo vệ tài
sản công cộng.
12. Bảo vệ
trật tự, an ninh chung.
13. Bảo đảm
quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
Điều 9.
Hội đồng
nhân dân các cấp có quyền bãi miễn Uỷ viên Uỷ ban hành chính do mình bầu ra.
Mục 3
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 10.
Hội nghị Hội đồng nhân dân do Uỷ ban hành chính cùng cấp triệu tập.
Điều 11.
Hội đồng nhân dân khu tự trị và tỉnh họp 6 tháng một lần.
Hội đồng nhân
dân thành phố và châu họp 3 tháng một lần.
Hội đồng nhân
dân thị xã, xã, thị trấn, họp ít nhất 3 tháng một lần.
Điều 12.
Ngoài các khóa họp thường kỳ nói ở Điều 11, Uỷ ban hành chính các cấp có thể
triệu tập Hội nghị bất thường của Hội đồng nhân dân cấp mình nếu xét thấy
cần thiết, hoặc theo chỉ thị của cấp trên, hoặc khi có từ 1/3 tổng số đại
biểu Hội đồng nhân dân trở lên yêu cầu.
Điều 13.
Mỗi kỳ họp Hội nghị, Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch đoàn để điều khiển
Hội nghị.
Hội nghị có
một hay nhiều thư ký do Chủ tịch đoàn đề cử và Hội đồng nhân dân thông qua.
Điều 14.
Khi họp Hội nghị, Hội đồng nhân dân các cấp có thể lập những Tiểu ban cần
thiết trong thời gian hội nghị.
Điều 15.
Trong hội nghị, đại biểu Hội đồng nhân dân, Chủ tịch đoàn và Uỷ ban hành
chính cùng cấp đều có thể đề xuất vấn đề, kèm dự án nghị quyết. Các dự án
này do Chủ tịch đoàn đưa ra hội nghị thảo luận, hoặc giao cho một Tiểu ban
xét trước rồi đưa ra hội nghị thảo luận, hoặc giao cho Uỷ ban hành chính
nghiên cứu để trình bày trong phiên họp sau của Hội đồng.
Điều 16.
Hội
đồng nhân dân các cấp phải có quá nửa số đại biểu đến họp thì biểu quyết mới
có giá trị.
Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân phải được quá nửa số đại biểu có mặt biểu quyết thỏa thuận
mới có giá trị.
Đối với Hội
đồng nhân dân các cấp trong khu vực có dân tộc thiểu số, trước khi biểu
quyết một vấn đề quan trọng có liên quan đến một dân tộc nào, nhất thiết cần
thảo luận với đại biểu của dân tộc ấy.
Điều 17.
Khi Hội đồng nhân dân các cấp họp Hội nghị, cán bộ phụ trách các cơ quan
chuyên môn cùng cấp có thể được mời đến tham dự.
Những người
được mời tới dự có quyền tham gia ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Điều 18.
Trừ trường hợp đặc biệt phải họp kín, Hội đồng nhân dân các cấp họp công
khai, có nhân dân dự thính.
Điều 19.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp hội nghị, nếu không có sự đồng ý của
Chủ tịch đoàn thì không được bắt và xét hỏi đại biểu. Trong trường hợp phạm
pháp quả tang hoặc trường hợp khẩn cấp thì cơ quan có trách nhiệm, sau khi
bắt giữ 1 đại biểu, phải lập tức xin Chủ tịch đoàn thỏa thuận.
Điều 20.
Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được hưởng cấp phí đi đường và lưu trú
mỗi khi họp hội nghị. Chế độ cấp phí do Chính phủ quy định.
Mục 4
QUAN HỆ
GIỮA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ CỬ TRI
Điều 21.
Đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải giữ mối liên hệ mật thiết với cử tri đã
bầu ra mình, báo cáo hoạt động của mình với cử tri, thu thập và phản ảnh ý
kiến, nguyện vọng của nhân dân cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính,
giúp Uỷ ban hành chính cấp mình đẩy mạnh công tác và tuyên truyền, phổ biến
luật lệ, chính sách của Nhà nước.
Đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp trên có thể tham dự Hội nghị Hội đồng nhân dân cấp dưới, ở
đơn vị bầu cử mình.
Điều 22.
Đại biểu Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát của cử tri đã bầu ra mình.
Cử tri có
quyền bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân do mình bầu ra.
Việc bãi miễn
một đại biểu Hội đồng nhân dân phải có quá nửa tổng số cử tri thuộc đơn vị
bầu cử đã bầu ra đại biểu ấy bỏ phiếu thông qua. Thủ tục bỏ phiếu theo như
lúc bầu cử.
Chương III
UỶ BAN HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Mục 1
TỔ CHỨC
Điều 23.
Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng
cấp, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở cấp ấy.
Ở cấp huyện
(không có Hội đồng nhân dân), Uỷ ban hành chính huyện là cơ quan hành chính
của Nhà nước ở cấp ấy.
Điều 24.
Uỷ ban hành chính các cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Hội đồng
nhân dân cùng cấp, với cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp, và đặt dưới sự
lãnh đạo thống nhất của Chính phủ.
Điều 25.
Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
Uỷ ban hành
chính huyện do các đại biểu Hội đồng nhân dân xã và thị trấn bầu ra. Cách
thức bầu cử do Luật bầu cử quy định.
Điều 26.
Số
lượng Uỷ viên Uỷ ban hành chính các cấp định từ 5 đến 19, trong đó có Chủ
tịch và một hoặc nhiều Phó Chủ tịch. Ở các khu vực tự trị và miền núi, số
lượng Uỷ viên Uỷ ban hành chính từ cấp châu trở lên tối đa là 25.
Điều 27.
Cấp có thẩm quyền ấn định số lượng Uỷ viên cụ thể cho Uỷ ban hành chính mỗi
cấp quy định như sau:
- Hội đồng
Chính phủ quy định số Uỷ viên cho Uỷ ban hành chính khu tự trị, thành phố
trực thuộc Trung ương, tỉnh.
- Uỷ ban hành
chính thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, quy định số Uỷ viên cho Uỷ ban
hành chính thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị xã, xã và thị trấn.
- Ở khu tự
trị, Uỷ ban hành chính khu tự trị quy định số Uỷ viên cho Uỷ ban hành chính
châu, huyện, thị xã; Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc châu (nơi không có tỉnh)
quy định số Uỷ viên cho Uỷ ban hành chính xã, thị trấn.
Điều 28.
Nhiệm kỳ của Uỷ ban hành chính theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra
Uỷ ban hành chính.
Khi Hội đồng
nhân dân mãn khóa, Uỷ ban hành chính sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi Hội
đồng nhân dân khóa sau bầu ra Uỷ ban hành chính mới.
Điều 29.
Trong nhiệm kỳ, nếu Uỷ viên Uỷ ban hành chính vì lý do gì mà không đảm nhiệm
được chức vụ thì Hội đồng nhân dân đã bầu ra Uỷ viên đó sẽ bầu người thay
thế.
Mục 2.
NHIỆM VỤ
VÀ QUYỀN HẠN
Điều 30.
Trong phạm vi địa phương và trong phạm vi luật lệ quy định, Uỷ ban hành
chính khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, châu, thành phố
trực thuộc tỉnh, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Thi hành
luật lệ của Nhà nước, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành chính cấp trên và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình.
2. Căn cứ vào
luật lệ, quyết định, nghị quyết và chỉ thị nói trên, ra những quyết định,
chỉ thị, thể lệ, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quyết định,
chỉ thị, thể lệ này.
Những quyết
định, chỉ thị, thể lệ thuộc thẩm quyền xét duyệt của cấp trên theo luật lệ
quy định phải được cấp có thẩm quyền thông qua trước khi ban hành.
3. Tổ chức bầu
cử Hội đồng nhân dân cùng cấp.
4. Triệu tập
hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp; báo cáo công tác và trình các đề án
công tác trước Hội đồng nhân dân;
5. Lãnh đạo
công tác của cơ quan chuyên môn cùng cấp và công tác của Uỷ ban hành chính
cấp dưới.
6. Sửa đổi
hoặc hủy bỏ các quyết định, chỉ thị không thích đáng của các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và Uỷ ban hành chính cấp dưới.
Đình chỉ thi
hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới và
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sửa đổi hoặc hủy bỏ.
Xét duyệt
những nghị quyết của cấp dưới trong các trường hợp do luật lệ quy định.
7. Quản lý các
cán bộ, nhân viên công tác tại các cơ quan thuộc quyền địa phương mình.
8. Chấp hành kế hoạch kinh tế, văn hóa; quản lý dự toán ngân sách.
9. Quản lý thị
trường, quản lý công thương nghiệp quốc doanh, lãnh đạo và cải tạo công
thương nghiệp tư doanh ở địa phương.
10. Lãnh đạo
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và công cuộc hợp tác
tương trợ.
11. Quản lý
công tác thu thuế.
12. Quản lý công tác giao thông vận tải và các sự nghiệp công cộng.
13. Quản lý
nhân lực; bảo đảm thi hành các luật lệ lao động.
14. Quản lý
công tác văn hóa, xã hội.
15. Quản lý công tác kiến thiết, sửa sang thành thị và nông thôn.
16. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của cấp trên
mà chỉ đạo việc xây dựng các lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng hậu
bị, dân quân, quản lý công tác nghĩa vụ quân sự, phục viên, thương binh và
các công tác quân sự khác.
17. Quản lý
tài sản công cộng.
18. Bảo vệ
trật tự an ninh chung.
19. Bảo đảm
quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
20. Giúp đỡ
các dân tộc thiểu số phát triển về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa.
21. Thi hành
các công tác do cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên giao.
Điều 31.
Trong phạm vi địa phương và trong phạm vi luật lệ quy định, Uỷ ban hành
chính huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Thi hành
luật lệ của Nhà nước, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành chính cấp trên.
2. Lãnh đạo,
kiểm tra, đôn đốc công tác của các cơ quan chuyên môn cùng cấp và công tác
của Uỷ ban hành chính xã và thị trấn.
3. Căn cứ vào
kế hoạch của cấp trên, hướng dẫn xã, thị trấn xây dựng kế hoạch của xã, thị
trấn và kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành kế hoạch trong địa phương.
4. Lãnh đạo
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và công cuộc hợp tác
tương trợ.
5. Đình chỉ
thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
hành chính xã, thị trấn, và trình Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc thành phố xét
định.
Xét duyệt
những nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn trong các trường hợp do
luật lệ quy định.
6. Thi hành
các công tác và quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp do cấp trên giao.
Điều 32.
Trong phạm vi địa phương và trong phạm vi luật lệ quy định, Uỷ ban hành
chính thị xã, xã, thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Thi hành
luật lệ của Nhà nước, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành chính cấp trên và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình.
2. Căn cứ vào
luật lệ, quyết định, nghị quyết và chỉ thị nói trên, ra những quyết định,
chỉ thị, đồng thời kiểm tra đôn đốc việc thi hành các quyết định chỉ thị
này.
Những quyết
định, chỉ thị thuộc thẩm quyền xét duyệt của cấp trên theo luật lệ quy định
phải được cấp có thẩm quyền thông qua trước khi thi hành.
3. Tổ chức bầu
cử Hội đồng nhân dân cùng cấp.
4. Triệu tập
Hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp, báo cáo công tác và trình các đề án
công tác trước Hội đồng nhân dân.
5. Lãnh đạo
công tác của các bộ phận chuyên môn cùng cấp.
6. Chấp hành kế hoạch kinh tế, văn hóa; quản lý dự toán ngân sách.
7. Lãnh đạo
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và công cuộc hợp tác
tương trợ.
8. Quản lý
công tác thu thuế.
9. Quản lý các
sự nghiệp công cộng.
10. Quản lý
nhân lực, bảo đảm thi hành các luật lệ lao động.
11. Quản lý
công tác văn hóa, xã hội.
12. Quản lý và
thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, công tác dân quân, phục viên, thương
binh và các công tác quân sự khác.
13. Quản lý
tài sản công cộng.
14. Bảo vệ
trật tự an ninh chung.
15. Bảo đảm
quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
16. Thi hành
các công tác do Uỷ ban hành chính cấp trên giao.
Mục 3
CHẾ ĐỘ LÀM
VIỆC
Điều 33.
Uỷ
ban hành chính các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách. Những việc quan trọng đều phải do hội nghị Uỷ ban thảo luận và
quyết định. Các quyết định của Uỷ ban không được trái với luật lệ của Nhà
nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và chỉ thị của cấp trên.
Trước khi Uỷ
ban hành chính quyết định một vấn đề quan trọng có liên quan đến một dân tộc
ít người, nhất thiết cần thảo luận với đại biểu của dân tộc đó trong Uỷ ban,
hoặc với đại biểu của dân tộc đó trong Hội đồng nhân dân nếu dân tộc đó
không có đại biểu trong Uỷ ban.
Điều 34.
Chủ tịch Uỷ ban hành chính chủ trì các hội nghị và công tác của Uỷ ban, đôn
đốc, theo dõi kiểm tra toàn bộ công tác của Uỷ ban, ban hành nghị quyết của
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
Phó Chủ tịch
giúp Chủ tịch chấp hành chức vụ.
Chủ tịch và Phó Chủ tịch làm nhiệm vụ Thường trực của Uỷ ban. Chủ tịch, Phó
Chủ tịch và các Uỷ viên khác phân công phụ trách các khối công tác, hoặc phụ
trách từng vấn đề, và đi kiểm tra.
Điều 35.
Uỷ
ban hành chính từ cấp huyện, thị xã trở lên, một tháng họp một lần. Uỷ ban
hành chính xã, thị trấn, ít nhất nửa tháng họp một lần. Uỷ ban hành chính xã
miền núi có thể một tháng họp một lần. Khi cần thiết, Uỷ ban hành chính các
cấp có thể họp hội nghị bất thường.
Khi Uỷ ban
hành chính họp cán bộ phụ trách các cơ quan chuyên môn có thể được mời đến
tham dự. Những người được mời tới dự có quyền tham gia ý kiến, nhưng không
có quyền biểu quyết.
Chương IV
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN Ở ĐỊA PHƯƠNG
VÀ QUAN HỆ GIỮA UỶ BAN HÀNH CHÍNH VỚI CÁC CƠ QUAN ĐÓ
Điều 36.
Uỷ ban hành chính khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, có Văn
phòng và có thể, tùy nhu cầu công tác, lập ra các cơ quan chuyên môn.
Uỷ ban hành
chính châu, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị xã, có Văn phòng và có
thể, tùy nhu cầu công tác, lập một số bộ phận chuyên môn.
Uỷ ban hành
chính xã, thị trấn, có một hoặc nhiều thư ký giúp việc bộ phận Thường trực
của Uỷ ban và có thể tùy nhu cầu công tác, lập một số bộ phận chuyên môn.
Điều 37.
Thủ
tục thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ quan chuyên môn nói ở Điều 36 ấn
định như sau:
- Thủ tướng
Chính phủ ra Nghị định, theo đề nghị của Uỷ ban hành chính thành phố trực
thuộc Trung ương, tỉnh, đối với các cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành
chính thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh.
- Uỷ ban hành
chính thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, quyết định sau khi được Thủ
tướng Chính phủ chuẩn y đối với các bộ phận chuyên môn ở thành phố trực
thuộc Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị xã, xã và thị
trấn.
- Uỷ ban hành
chính khu tự trị quyết định sau khi được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y đối với
các cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính khu tự trị.
- Uỷ ban hành chính khu tự trị quyết định, theo sự hướng dẫn của Thủ tướng
Chính phủ, đối với các cơ quan và bộ phận chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành
chính từ cấp tỉnh trở xuống trong khu tự trị.
- Thủ tướng
Chính phủ hỏi ý kiến các Bộ sở quan trước khi ra nghị định chuẩn y hoặc
hướng dẫn trong các trường hợp nói trên.
Điều 38.
Các
cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính khu tự trị, thành phố trực
thuộc Trung ương, tỉnh chịu sự lãnh đạo thống nhất của Uỷ ban hành chính
cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Bộ sở quan.
Các cơ quan
chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính châu, thành phố trực thuộc tỉnh,
huyện, thị xã, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Uỷ ban hành chính cùng cấp,
đồng thời chịu sự lãnh đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ
ban hành chính cấp trên.
Điều 39.
Cơ
quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính, trong phạm vi nghiệp vụ và căn
cứ vào quyết định, chỉ thị của Uỷ ban hành chính cùng cấp và chỉ thị của cơ
quan chuyên môn cấp trên, ra chỉ thị cho cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban
hành chính cấp dưới.
Điều 40.
Cán
bộ phụ trách cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ kiểm tra công tác của ngành mình
ở cấp dưới, và có thể được Uỷ ban hành chính cùng cấp ủy nhiệm đi kiểm tra
Uỷ ban hành chính cấp dưới về mặt lãnh đạo thực hiện công tác của ngành
mình.
Điều 41.
Đối với những đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp do các Bộ trực tiếp quản lý thì
các Uỷ ban hành chính địa phương có trách nhiệm bảo vệ an toàn, theo dõi,
kiểm soát việc thi hành các luật lệ, các chính sách chung của Chính phủ và
những thể lệ của địa phương.
Uỷ ban hành
chính địa phương có nhiệm vụ tham gia ý kiến về việc xây dựng kế hoạch sản
xuất, chương trình công tác, theo dõi sự thực hiện kế hoạch, chương trình
công tác, và giúp đỡ các đơn vị ấy làm nhiệm vụ, nhưng không chỉ đạo về công
tác chuyên môn. Các đơn vị ấy phải báo cáo tình hình và công tác của mình
với Uỷ ban hành chính địa phương.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42.
Những thể lệ quy định về tổ chức và bầu cử chính quyền địa phương trái với
Luật này đều bãi bỏ.
Điều 43.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã
được Quốc hội biểu quyết trong phiên họp ngày 29 tháng 4 năm 1958.