Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: de1966a1-190e-90f0-19a0-516e50d7e854.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Bổ sung các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin trong phòng, chống mua bán người

06/11/2024

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc rà soát các khái niệm cho đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan. Đồng thời cần bổ sung các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin trong phòng, chống mua bán người nhằm tránh lộ, lọt thông tin cá nhân, chứng cứ, bảo vệ bí mật thông tin tài liệu và các vấn đề liên quan khác đến cá nhân.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Đảm bảo chặt chẽ trong việc tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được lấy ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều (giảm 01 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ các điều 34, 56, 58, 59; bổ sung các điều 21, 40 và 64; sửa đổi 63 điều, giữ nguyên 02 điều).

Cơ bản thống nhất với dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi, giải thích từ ngữ cho phù hợp, rà soát các khái niệm cho đầy đủ, đồng bộ, thống nhất. Đồng thời cần bổ sung các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin trong phòng, chống mua bán người.

Rà soát các khái niệm cho đồng bộ, thống nhất

Quan tâm về khái niệm mua bán người, các hành vi và mục đích tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 của dự thảo, đại biểu Nguyễn Hữu Chính - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng, nếu quy định như dự thảo Luật thì chưa bao hàm hết các hành vi trên thực tế.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

“Trong thực tiễn có nhiều hành vi mua bán người khác như dụ dỗ, lôi kéo, hành vi mua bán trẻ sơ sinh, hành vi môi giới, lợi dụng nhận con nuôi, tuyển mộ lính đánh thuê, chuyển giao khoa học, tiếp nhận người để ép buộc làm vợ, ép buộc sinh con trái ý muốn hoặc ép buộc thực hiện các hành vi khác như vận chuyển ma túy, hàng cấm qua biên giới. Hành vi tuyển mộ, lừa gạt, mời gọi, đe dọa, dụ dỗ để yêu cầu nạn nhân thực hiện việc chuyển tiền, lấy cắp thông tin, môi giới du học, chuyển nhượng cầu thủ trẻ, mua bán thai nhi, hành vi sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, nô lệ tình dục, hiến tạng, các hành vi bắt cóc cho nạn nhân uống thuốc ngủ, đầu độc nạn nhân buộc nạn nhân phải ăn xin, v.v.”, đại biểu phân tích.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Chính đề nghị cần tiếp tục rà soát khái niệm này cho đầy đủ và thống nhất, đồng bộ với Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 02 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2019, cho phù hợp với Điều 150 về mua bán người và Điều 151 tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.

Cơ bản thống nhất với dự thảo Luật và Báo cáo của UBTVQH tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng góp ý về giải thích từ ngữ tại Điều 2 nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng

Tại khoản 1 Điều 2 về giải thích cụm từ “mua bán người”, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung cụm từ “cưỡng bức hôn nhân” sau cụm từ “cưỡng bức lao động”. Vì thực tế đã có nhiều trường hợp những người phụ nữ hoặc trẻ em gái bị bán qua biên giới để bắt buộc làm vợ cho những người khuyết tật hoặc những người cao tuổi, vì thế đây cũng được xem là hành vi mua bán người.

Tại khoản 1 quy định: “Mua bán người là hành vi lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác”. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 Bộ luật Hình sự, tội mua bán người khi có hành vi lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Do đó, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho rằng, việc mua bán người để lấy bộ phận cơ thể cần xác định cụ thể là của nạn nhân để tránh nhầm lẫn và đồng thời tương thích với quy định tại Bộ luật Hình sự về hành vi mua bán người.

Tại khoản 3 quy định: “Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ”. Đại biểu nhận thấy, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 02/2019 của Hội đồng thẩm phán thì cưỡng bức lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 Bộ luật Hình sự là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho rằng, việc dự thảo Luật sử dụng đối tượng người lao động là không hợp lý, vì thực tế ở đây họ là nạn nhân của hành vi mua bán người chứ không phải là người lao động. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi lại cho phù hợp.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đồng tình với các ý kiến nêu trên, đại biểu Huỳnh Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đối với dự thảo Luật tại khoản 1 Điều 2 có quy định “hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích, vật chất khác” và các nội dung có liên quan ở khoản 1 Điều 2 này là “đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác”.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc thấy rằng, đối với nội dung ở khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật quy định về độ tuổi là người dưới 18 tuổi, trong khi đó, Bộ luật Hình sự ở Điều 150 các điểm b, c khoản 1 và Điều 151 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi và Điều 1 của Luật Trẻ em cũng có quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Mặc dù, Báo cáo giải trình, tiếp thu liên quan về khái niệm “mua bán người” có nêu về hành vi mua bán người, dự thảo Luật đã mở rộng hơn một số nội dung, trong đó có nội dung về việc người từ đủ 16 đến 18 tuổi được bảo vệ như người dưới 16 tuổi không chỉ đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng quy định mà còn phải đảm bảo tính tương thích của Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với các luật có liên quan. Vì vậy, đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị xem xét điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 2 về độ tuổi là người dưới 16 tuổi, đặc biệt đảm bảo sự tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết liên quan đến mua bán người, trong đó có đối tượng là phụ nữ và trẻ em.

Bổ sung các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin trong phòng, chống mua bán người

Vấn đề bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật cũng là nội dung được các đại biểu quan tâm góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị Ban soạn thảo rà soát, xem xét một số nội dung liên quan đến các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin trong phòng, chống mua bán người. Trong đó, cần quan tâm, bổ sung một số các biện pháp như giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ nhằm tránh lộ, lọt thông tin cá nhân, chứng cứ và bảo vệ bí mật thông tin để không làm lộ, lọt tài liệu và các vấn đề liên quan khác đến cá nhân.

Đáng chú ý, tại Kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến về Luật Dữ liệu. Đại biểu Huỳnh Thị Phúc nhận thấy, điều này tạo điều kiện rất thuận lợi để đảm bảo tính đồng bộ giữa các luật có liên quan và có tác động qua lại lẫn nhau cũng như có mối liên hệ với Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) lần này.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên cho biết, tại khoản 2 Điều 36 dự thảo Luật quy định “Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân theo quy định của pháp luật”. Theo đại biểu Nguyễn Đại Thắng, đối với quy định xét xử kín có thể xảy ra một số trường hợp, Tòa án không nhận được yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân do một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, nạn nhân đến tuổi thành niên nhưng có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Thứ hai, nạn nhân là vị thành niên cần có người thân hoặc cơ quan, tổ chức đại diện nhưng họ không có người thân hoặc tổ chức làm đại diện hoặc có người thân làm đại diện nhưng người đại diện bị hạn chế về nhận thức, không biết hoặc không có khả năng để yêu cầu Tòa án xử kín đối với vụ án mua bán người theo quy định của pháp luật.

Từ những lý do trên, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề nghị cần quy định quyền xem xét, quyết định xử kín hay xử công khai cho Tòa án có thẩm quyền không phụ thuộc vào yêu cầu của nạn nhân và người đại diện hợp pháp của nạn nhân như quy định trong dự thảo Luật. Theo đó, đại biểu đề nghị sửa lại khoản 2 Điều 36 của dự thảo Luật như sau: “Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án có quyền quyết định xử kín hay xử công khai mà không phụ thuộc vào yêu cầu của nạn nhân hay người đại diện hợp pháp của nạn nhân”./.

Bích Ngọc