Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 739d63a1-39f1-90f0-dd35-d2a7a4d1681f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Để công nghiệp văn hóa đạt mục tiêu đóng góp 7% GDP cho nền kinh tế

01/11/2024

Theo Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội của Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 8, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga tin tưởng, nếu có những chính sách ưu đãi thực sự ấn tượng, các ngành công nghiệp văn hóa hoàn toàn có thể đóng góp 7% GDP cho nền kinh tế như mục tiêu đã đề ra.

Các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sẽ tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, dự kiến đầu tuần sau (ngày 4/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trước đó, Quốc hội đã nghe Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về nội dung này tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào ngày 21/10; và thảo luận tại Tổ vào ngày 26/10 vừa qua.

Phóng viên: Đại biểu có đánh giá thế nào về tình hình kinh tế- xã hội nước ta những tháng đầu năm? Theo đại biểu, đâu là những khó khăn lớn nhất mà nền kinh tế nước ta phải đối mặt?

TS. Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi thấy rằng, 09 tháng đầu năm 2024, kinh tế- xã hội của nước ta đã đạt được nhiều kết quả vô cùng ấn tượng. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đã phục hồi tích cực vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (Quốc hội đề ra 6 - 6,5%, ước đạt 6,8 - 7 % cả năm). Các tổ chức quốc tế đánh giá rất tích cực về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.

Thứ hai, tính đến thời điểm này (tháng 10/2024), chúng ta đã có 14/15 chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra đã đạt và vượt mục tiêu, còn chỉ tiêu GDP bình quân đầu người chưa đạt. Nhưng nếu từ nay đến hết năm 2024, GDP bứt tốc được đến con số tăng trưởng 7% thì chúng ta sẽ đạt được chỉ tiêu GDP bình quân đầu người.

Thứ ba, chỉ tiêu tăng năng suất lao động xã hội năm 2024 ước vượt chỉ tiêu (chỉ tiêu 4,8 - 5,3%, ước đạt khoảng 5,56%) sau ba năm liên tiếp chúng ta không đạt mục tiêu đối với chỉ tiêu này. Điều đó cho thấy rõ nhất kết quả của tổng thể các giải pháp để phát triển kinh tế- xã hội và sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân trong xã hội.

Đặc biệt, Chính phủ đã có những giải pháp rất quyết liệt từ sớm để chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ kinh tế- xã hội. Các điểm nghẽn về thể chế được quan tâm và tìm cách tháo gỡ. Chính phủ đã thành lập nhiều tổ công tác chỉ đạo, trực tiếp nắm bắt mọi vấn đề trong nhiều lĩnh vực, tổ chức nhiều phiên họp xây dựng pháp luật, kịp thời ban hành, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, phát phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực. Chính bởi vậy, nhiều khó khăn đã được khắc phục kịp thời, nhiều rào cản đã được tháo gỡ và động viên được cao nhất “sức người” cho mọi công việc.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó theo tôi, một trong những khó khăn lớn nhất chính là tác động tiêu cực của thiên tai. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề thuộc về biến đổi khí hậu, đặc biệt là bão lũ, hạn hán và những hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhiều quốc gia là cường quốc thế giới cũng đang bị chịu ảnh hưởng rất nặng nề của thiên tai. Ở nước ta, tuy công tác dự báo khí hậu thời tiết ngày một hiệu quả hơn nhưng sự tàn phá của thiên tai nặng nề đã tác động rất xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội.

Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua ở miền Bắc nước ta là một ví dụ - một cơn bão quét qua với thời gian vẻn vẹn chỉ vài tiếng đồng hồ nhưng hậu quả lại quá lớn. Thiệt hại lớn nhất là về sinh mạng con người. Thiệt hại thứ hai là về kinh tế, GDP của nước ta năm 2024 ước bị sụt giảm tới hơn 1%. Những nỗ lực về công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội các vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng rất nhiều trước những thiên tai mang tính thảm họa như vậy, sự chống đỡ của con người hết sức khó khăn.

Bên cạnh đó, những yếu tố bất lợi từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới cũng là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở lớn. Và những kết quả của chúng ta đã đạt được trong 09 tháng đầu năm vẫn còn những chỉ tiêu có sự phát triển chưa thực sự bền vững. Tất cả những khó khăn đó đòi hỏi năm 2025, chúng ta phải có hệ thống các giải pháp xác thực và quyết liệt hơn nữa để có thể hoàn thành thắng lợi mọi mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra.

Phóng viên: Đâu là những giải pháp quan trọng cho kinh tế- xã hội nước ta trong thời gian tới, đặc biệt là đối với lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thưa đại biểu?

TS. Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi thấy rằng, các giải pháp quan trọng cho kinh tế- xã hội nước ta trong thời gian tới đã được xác định khá đầy đủ và thuyết phục trong Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này. Trong đó tôi cho rằng, cần đặc biệt nhấn mạnh các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định, tháo gỡ các chồng chéo, bất cập về pháp luật, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó chủ động, tích cực sửa đổi. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Điểm nghẽn về thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do vậy, nếu vướng mắc ngay ở các quy định pháp luật (do nhiều nguyên nhân như: Khi ban hành quy định đã chưa bao quát, chưa dự báo được hết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; có sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; những quy định đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển nhanh của thực tiễn…) mà không được nhận diện để sửa đổi kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, điểm nghẽn về thể chế là điểm nghẽn cần phải được tháo gỡ đầu tiên.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga

Bên cạnh đó, thúc đẩy cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững. Có thể nói trong các giai đoạn này, chuyển đổi số là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa bước vào kỷ nguyên mới. Trong những năm vừa qua, chuyển đổi số đã khiến thế giới có sự thay đổi đáng kinh ngạc trong tất cả mọi lĩnh vực. Nếu chúng ta không đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số chắc chắn sẽ lạc hậu so với sự phát triển công nghệ như vũ bão của thế giới.

Tôi thấy rằng, chuyển đổi số tại Việt Nam bước đầu đã thu được những thành tựu đầy triển vọng. Tuy nhiên, đây vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và nhiều thách thức đối với Việt Nam. Chúng ta mới chỉ đi những bước đầu tiên và còn tần trung nhiều nguồn lực, sự quan tâm cho công nghệ số trong tương lai.

Cùng với đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Nguồn nhân lực chất lượng cao là cốt lõi để chúng ta nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn đang rất khát nhân lực chất lượng cao. Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng vào vấn đề đào tạo và thu hút, trong đó khâu thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao rất cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt thỏa đáng.

Riêng đối với lĩnh vực văn hóa, tôi cho rằng, cần triển khai một cách tích cực, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa mà Quốc hội sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 8 này. Đây là động lực to lớn để tiếp tục phát triển văn hóa trong giai đoạn tới, trong đó cần đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục lối sống văn hóa từ sớm cho mỗi cá nhân, tạo một bầu khí quyển văn hóa lành mạnh cho con người phát triển toàn diện.

Phóng viên: Những năm gần đây, lĩnh vực văn hóa liên tục có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, tiêu biểu như công nghiệp văn hóa. Theo đại biểu, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý như thế nào để công nghiệp văn hóa đạt được mục tiêu đóng góp 7% GDP cho nền kinh tế như mục tiêu đã đề ra?

TS. Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Chúng ta cũng thấy, những năm gần đây, lĩnh vực văn hóa liên tục có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, tiêu biểu như các ngành công nghiệp văn hóa năm 2021 đóng góp đạt 3,92% GDP; năm 2022 tăng lên 4,04% GDP trong bối cảnh phải chịu hậu quả của đại dịch Covid-19.

Tôi cho rằng mục tiêu để công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP cho nền kinh tế sẽ không quá khó khăn nếu như chúng ta tập trung làm tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần có chính sách ưu đãi thực sự ấn tượng đối với các ngành công nghiệp văn hóa. Hiện nay chúng ta mới chỉ bước đầu tiếp cận để phát triển công nghiệp văn hóa và chưa có những ưu đãi cần thiết về thuế và các cơ chế đặc thù. Thậm chí trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, tôi thấy một số ưu đãi về thuế của nhóm ngành văn hóa- thể thao còn bị xóa bỏ. Nếu như vậy, sẽ thực sự khó để phát triển công nghiệp văn hóa theo mục tiêu đóng góp 7% GDP cho nền kinh tế.

Thứ hai, tôi cho rằng, cần tập trung vào đầu tư có trọng điểm vào các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, thế mạnh, nhất là trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025- 2035 sắp tới. Công nghiệp văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao gồm 12 lĩnh vực. Trong 12 lĩnh vực đó, có lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam (ví dụ như thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn dân gian, du lịch văn hóa...), nhưng cũng có những lĩnh vực chúng ta chỉ mới tiếp cận với nguồn lực có hạn. Vì vậy, nếu không tập trung đầu tư trọng điểm mà đầu tư dàn trải thì rất khó thu được hiệu quả như mong muốn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thu Phương – Phạm Thắng