Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b77866a1-5943-90f0-19a0-57cd7c36b2e6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ HỒNG AN: NỘI LUẬT HOÁ ĐẦY ĐỦ QUY ĐỊNH CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG MÀ VIỆT NAM KÝ KẾT

08/06/2024

Sáng 8/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự luật, đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại đề nghị tiếp tục rà soát để nội luật hóa đầy đủ hơn một số quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo), Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước ACTIP)… và các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với các nước.

THẢO LUẬN TỔ 12: CẦN ƯU TIÊN BỐ TRÍ NGÂN SÁCH HÀNG NĂM CHO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) gồm 08 chương, 66 điều. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo Luật giữ nguyên số chương, sửa đổi, bổ sung nội dung 52/58 điều, xây dựng mới 09 điều, bỏ 01 điều. Dự thảo Luật cơ bản thể hiện khá đầy đủ 03 nhóm chính sách được Chính phủ đưa ra trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), gồm: Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.

Nội luật hoá đầy đủ các điều ước quốc tế

Qua nghiên cứu, đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại đánh giá cao dự thảo Luật bổ sung nguyên tắc “Lấy nạn nhân làm trung tâm”; nhấn mạnh đây là phương pháp tiếp cận tiên tiến, nhân đạo, có hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân. Đây cũng là nguyên tắc được Liên hợp quốc khuyến nghị áp dụng phổ biến trên thế giới trong lĩnh vực hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán, nạn nhận bị bạo lực gia đình và nạn nhân bị xâm hại tình dục. Các nội dung dự thảo Luật cơ bản đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống mua bán người, Hiến pháp năm 2013; cơ bản thống nhất với hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để nội luật hóa đầy đủ hơn một số quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo), Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước ACTIP) và các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với các nước như: khái niệm “mua bán người”, khái niệm “nạn nhân”… Rà soát để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật khác của hệ thống pháp luật.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại cho rằng, việc bổ sung khái niệm “mua bán người” là một trong những điểm mấu chốt của lần sửa đổi này và là cơ sở để đổi mới căn bản về chính sách trong công tác phòng, chống mua bán người. Theo đó, việc làm rõ khái niệm “mua bán người” làm căn cứ để xác định rõ các hành vi vi phạm cụ thể, các hành vi cần phòng ngừa; xác định rõ “nạn nhân”, “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân”, trên cơ sở đó đề xuất chính sách, chế độ hỗ trợ cụ thể. Đồng thời định hình các chính sách phòng ngừa, biện pháp, công cụ đấu tranh, xử lý phù hợp và làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự để xử lý loại tội phạm này.

Từ những yêu cầu đặt ra, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật được mở rộng hơn so với quy định của Bộ luật Hình sự (Điều 150. Tội mua bán người và Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi). Đại biểu cho rằng, với tư cách là một đạo luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người, việc mở rộng hơn hành vi mua bán người so với quy định của Bộ luật Hình sự là phù hợp. Điều này phúc đáp yêu cầu thực tiễn trong phòng ngừa, đấu tranh với nạn mua bán người, bảo đảm tiệm cận quy định tại các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, quy định của dự thảo Luật với Bộ luật Hình sự vẫn còn có điểm chưa đồng bộ, thống nhất. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để có phương án bảo đảm sự đồng bộ về khái niệm “mua bán người” giữa Luật này với quy định của Bộ luật Hình sự.

Ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng

Quan tâm tới chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người, đại biểu, đại biểu cho biết, khoản 4 Điều 5 dự thảo Luật quy định “Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Đại biểu nhận thấy, chính sách ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là chính sách mới, hoàn toàn đúng đắn và phù hợp thực tế, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong phòng, chống mua bán người tại những địa bàn này. Nhưng trên thực tế, nhiều vùng khác tuy không thuộc những khu vực này, tình hình mua bán người lại xảy ra nghiêm trọng, diễn biến rất phức tạp. Do đó, đề nghị quy định ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp; đồng thời rà soát để bảo đảm không chồng chéo với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt.

Cùng với đó, qua tổng kết thực tiễn cho thấy, nạn nhân của mua bán người hiện nay không chỉ là phụ nữ và trẻ em gái như giai đoạn trước đây, mà nạn nhân còn là nam giới trong độ tuổi thanh, thiếu niên. Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung quy định về trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng ngừa mua bán người. Đại biểu chỉ rõ, Báo cáo tổng kết thi hành Luật nhận định “ Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng Sông Mekong, trong đó có Việt Nam là “điểm nóng”của tình trạng mua bán người và di cư bất hợp pháp, chiếm tới 70%, trong đó 55% là phụ nữ, trẻ em gái, 45% là nam giới”.

Báo cáo cũng chỉ rõ một trong những nguyên nhân cơ bản của tội phạm mua bán người trong thời gian gần đây là do sự phát triển mạnh mẽ của Interrnet, mạng xã hội, điện thoại thông minh với số lượng người dùng gia tăng, một mặt tác động xấu đến đạo đức xã hội, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên; mặt khác việc làm quen, tiếp xúc qua mạng ngày càng trở nên dễ dàng hơn, là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho tội phạm mua bán người thực hiện.

Đại biểu cũng chỉ ra rằng, khoản 1 Điều 28 Luật Thanh niên quy định " Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.". Vì vậy, khi tham gia vào công tác phòng, chống mua bán người sẽ rất hiệu quả; đặc biệt trong việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với thanh, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.

Ngoài ra, liên quan tới việc hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, đại biểu cho biết, theo quy định hiện hành về đối tượng vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nạn nhân mua bán người không thuộc đối tượng cho vay. Trường hợp muốn được vay ưu đãi phải thuộc hộ nghèo hoặc cần Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từng trường hợp cụ thể. Quy định như dự thảo Luật thì khi nạn nhân trở về nơi cư trú nếu không thuộc các đối tượng được hỗ trợ vay vốn theo quy định của pháp luật sẽ không được xem xét cho vay, không tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán trở về có công ăn việc làm ổn định, sớm tái hòa nhập cộng đồng. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chính sách tín dụng riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với nạn nhân bị mua bán trở về./.

Minh Thành

Các bài viết khác