Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: fbd666a1-f9b4-90f0-dd35-d53f4a4a2e6e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐẶNG BÍCH NGỌC: CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN KỲ VỌNG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) SỚM ĐƯỢC THÔNG QUA, GIẢI QUYẾT CĂN CƠ VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

15/12/2023

Do còn nhiều ý kiến khác nhau, nên tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, để hoàn thiện hơn nữa dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong các phiên thảo luận tới đây của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri của cả nước sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất, cũng như hiến kế để cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu tối đa ý kiến của cử tri và Nhân dân, tháo gỡ những nút thắt trong thời gian qua.

HOÀN THIỆN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) TRÌNH QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP BẤT THƯỜNG

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) như dự kiến ban đầu. Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát tại địa phương, đại biểu có thể cho biết những vấn đề nào còn nhận được sự băn khoăn, vướng mắc từ thực tiễn?

Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình: Theo chương trình ban đầu, tại Kỳ họp thứ 6 thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), nhưng vẫn còn nhiều nội dung qua tiếp xúc cử tri, cũng qua thực tiễn tại các địa phương cũng còn một số vấn đề tôi rất băn khoăn. Đó là việc xác định giá đất – đây cũng là vấn đề được nhiều cử tri và Nhân dân quan tâm.

Thời gian qua thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn, cần điều chỉnh giá đất làm sao người dân tiếp cận được thực hiện các nguồn lực khơi thông thị trường bất động sản. Thực tế, nhiều dự án trong thời gian qua đã định được giá đất nhưng giá đất quá cao, trong bối cảnh thị trường như hiện nay không thể thực hiện được, nhưng khi cần phải có điều chỉnh lại chưa đủ căn cứ. Trong khi đó, việc điều chỉnh giá đất còn nhiều khó khăn do việc xác định giá đất chưa thực hiện được - đây cũng điểm nghẽn làm chậm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và công tác đấu giá, cũng như việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án gặp rất nhiều khó khăn.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình

Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân mong chờ trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sẽ giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn. Chúng ta phải xác định được giá đất, trên cơ sở đó sẽ thực hiện các chương trình, chủ trương đầu tư.

Vấn đề thứ hai liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn đang chia thành công trình vì lợi ích công cộng, vì mục đích chung của quốc gia và những công trình, dự án vì mục đích kinh doanh. Hiện nay chúng ta đang chia ra hai nội dung để thực hiện phương án bồi thường, tái định cư, trong đó có những dự án Nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng và có những dự án doanh nghiệp sẽ phải thỏa thuận với người dân.

Tuy nhiên, hiện nay, vướng mắc ở cơ sở đó là nhiều dự án có chồng lấn giữa hai nội dung này, có những dự án vừa kết hợp thương mại, vừa kết hợp an sinh xã hội, vừa thực hiện các chính sách liên quan đến các dự án trực tiếp, nhưng khi thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các dự án này nếu không làm tốt thì sẽ không thể thực hiện được. Bởi người dân sẽ có sự so sánh liên quan đến mặt bằng giá để bồi thường. Có những dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng 90%, nhưng 10% còn lại không thỏa thuận được với người dân, nếu phần diện tích này nằm trong lõi dự án thì tôi nghĩ rằng sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện và sẽ không thể tháo gỡ được.

Hơn nữa, quy định Nhà nước phải dành quỹ đất ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa nhưng thực tế nhiều địa phương đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt; có địa phương ở vùng sâu, vùng xa khó bố trí quỹ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, khi bố trí diện tích đất để người dân làm nhà ở, cũng cần bố trí diện tích đất để người dân phát triển kinh tế, đảm bảo điều kiện sống. Quá trình thực hiện thời gian qua cho thấy nhiều nơi bố trí tái định cư có điều kiện nhà ở tốt hơn nhưng sinh kế cho người dân không được đảm bảo. Vì vậy, có tình trạng khu tái định cư bị bỏ hoang và quay trở về nơi ở cũ – đây cũng là điểm nghẽn rất lớn mà nếu cơ quan soạn thảo không tính toán cụ thể, không xem xét cân nhắc phù hợp, tôi nghĩ rằng quá trình tổ chức triển khai rất khó khăn.

Phóng viên: Thưa đại biểu, vấn đề giao đất làm các dự án thương mại đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm đến việc chuyển từ đất nông nghiệp sang đất dự án thương mại. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình: Qua hoạt động giám sát và tiếp xúc cử tri tôi thấy quá trình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt liên quan đến quy trình, thủ tục. Có những dự án thu hút những nhà đầu tư lớn nhưng quá trình tổ chức triển khai vẫn vướng, do chỉ tiêu giao đất ở các tỉnh hiện nay còn thiếu; quy trình, thủ tụh chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất khó khăn, kéo dài. Đây cũng là những nguyên nhân khiến nhiều dự án gặp khó khăn; có những chương trình, dự án đã kéo dài nhưng vẫn vướng quy trình, thủ tục, trong đó có dự án thương mại có chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, dự án liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng… Nếu tháo gỡ kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp phát huy nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án – đây là điều kiện quan trọng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giúp các tỉnh tăng nguồn thu.

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, nếu tháo gỡ được những điểm nghẽn về đất đai sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tôi cho rằng, nếu chúng ta thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, triển khai thực hiện các dự án, tôi tin là thu ngân sách của các tỉnh sẽ tăng lên. Thực tế trong thời gian qua và năm nay, thu ngân sách của các tỉnh, trong đó có cả Hòa Bình đang gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên,  hy vọng trong thời gian tới, Chính phủ sẽ đánh giá toàn diện để đưa các quy định vào dự án luật mang tính khả thi, đảm bảo mục tiêu tháo gỡ căn bản những khó khăn, vướng mắc.

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về việc tiếp thu, giải trình; những kỳ vọng của cử tri và Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như thế nào, thưa đại biểu?

Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình: Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã chỉ đạo rất quyết liệt,  Chính phủ, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ quan chủ quản trực tiếp tham mưu cho Chính phủ trong việc tiếp thu các ý kiến để chỉnh lý các quy định của dự thảo luật đã rất quyết tâm. Mong muốn của cử tri và Nhân dân làm sao dự án luật này sẽ sớm được thông qua, bởi rất nhiều dự án, công trình đang chờ đợi dự thảo luật sớm thông qua để có căn cứ, cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, một số quy định trong dự thảo luật chưa có sự thống nhất, đồng bộ với một số luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư và một số những dự án luật khác, sẽ gây khó khăn cho quá trình tổ chức triển khai. Vì vậy, mong muốn của cử tri và Nhân dân, luật sớm thông qua và giải quyết được căn cơ những vướng mắc, những khó khăn từ cơ sở, từ thực tiễn quá trình tổ chức triển khai, nhất là khơi thông điểm nghẽn, phát triển thị trường bất động sản và các dự án đầu tư, là điều kiện quan trọng góp phần kinh tế - xã hội phát triển.

Tôi cho rằng, để hoàn thiện hơn nữa dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong các phiên thảo luận tới đây, các ý kiến của đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri của cả nước sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất cũng như hiến kế để tiếp thu tối đa ý kiến của cử tri và Nhân dân, tháo gỡ những nút thắt trong thời gian qua. Tôi cũng kỳ vọng khi được thông qua, luật thật sự phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Lan Hương

Các bài viết khác