Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 62ee66a1-1934-90f0-dd35-d77c1e1a8679.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TẠ VĂN HẠ: CẦN TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN, TĂNG TÍNH TỰ CHỦ VÀ TỰ QUYẾT CHO CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI

27/11/2023

Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tạ Văn Hạ, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, cho rằng cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ và tự quyết cho chính quyền thành phố Hà Nội, coi đây là một thí điểm mạnh mẽ trong việc phân cấp, phân quyền.

THẢO LUẬN TỔ 13: PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN, GẮN VỚI TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ ĐỂ THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN XỨNG TẦM

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: XÂY DỰNG LUẬT THỦ ĐÔ KHÔNG PHẢI CHỈ RIÊNG CỦA HÀ NỘI MÀ THỰC CHẤT LÀ CHO CẢ NƯỚC

Đa số đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao việc cần thiết phải sửa đổi Luật Thủ đô lần này. Hà Nội có phát triển thì đất nước mới cất cánh được. Do vậy cần tạo cơ chế, tạo nền tảng để Thủ đô Hà Nội phát triển nhất là đổi mới hệ thống chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền thành phố Hà Nội. Trao đổi đại biểu Tạ Văn Hạ, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Quốc hội về vấn đề này.

Đại biểu Tạ Văn Hạ, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội 

Phóng viên: Thưa đại biểu, hiện chúng ta đang thí điểm 2 mô hình chính quyền đô thị. Vậy với đặc thù của Hà Nội, theo đại biểu nên áp dụng mô hình nào?

ĐBQH Tạ Văn Hạ: Về đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Hiện nay, chúng ta đang có 2 mô hình chính quyền đô thị, đang có 2 thí điểm. Một là thí điểm theo mô hình của Hà Nội, không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường, xã; Hai là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, v.v. không tổ chức chính quyền cấp quận, huyện và xã, phường. Thế mô hình nào là mô hình tốt, mô hình nào là mô hình đúng? Tôi nghĩ rằng, chúng ta tính đưa vào luật mô hình nào ưu thế hơn, vượt trội hơn.

Thực tế hiện nay, sau khi chúng ta không tổ chức hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, khi đi một số địa phương, thành phố, tôi thấy, thứ nhất, nếu không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện cũng gây nhiều bất cập. Cấp quận, huyện hiện nay chỉ là cấp dự toán ngân sách, có nghĩa là dự toán chi, không có trách nhiệm thu.

Thứ hai, ở cấp quận có dân số đông, quy mô của kinh tế của một quận ở thủ đô, cũng như một thành phố rất lớn. Còn trong thực hiện nhiệm vụ, tất cả sau khi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường và cấp quận thì tất cả dồn lên Hội đồng nhân dân thành phố, mọi việc đều xử lý ở Hội đồng nhân dân thành phố cho nên cũng rất mệt mỏi và nhiều nhiều việc trong khi bộ máy như vậy. Cho nên, tôi đồng ý cần phải đánh giá tổng kết kỹ 2 mô hình này và cũng ủng hộ việc tăng thêm số lượng của Hội đồng nhân dân thành phố với đề xuất của Hà Nội. Tất nhiên, cũng xem thêm để làm sao để chúng ta chọn được mô hình thực sự tối ưu nhất.

Phóng viên: Thưa đại biểu, quan điểm của ông thế nào với đề xuất cần tăng cường phân cấp, tăng tính tự chủ và tự quyết mạnh mẽ hơn cho chính quyền Hà Nội?

ĐBQH Tạ Văn Hạ: Tôi đồng tình với quan điểm này.Tôi nghĩ chúng ta cần mạnh dạn tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ và tự quyết của Hà Nội, coi đây là một thí điểm mạnh mẽ trong việc phân cấp, phân quyền, để thực hiện cải cách tốt nhất bộ máy, thủ tục hành chính rút ngắn thời gian, đảm bảo kịp thời và chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần phải làm rõ trách nhiệm trực tiếp gắn với thẩm quyền, bên cạnh giao thẩm quyền thì phải gắn với trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm giải trình, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, trước cấp trên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra v.v... Tôi nghĩ rằng chúng ta cần mạnh dạn và coi đây là một quyết sách mang tính chất đột phá để phát triển Hà Nội.

Liên kết phát triển vùng Thủ đô quy định ở Chương V chủ yếu mang tính chất tự nguyện, tính chất bắt buộc chưa cao. Hà Nội liên kết với 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu quy định như thế này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, cần phải có những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, rõ trách nhiệm và phương thức triển khai thực hiện. Không chỉ liên kết với các vùng, thậm chí ở đây còn phải có trách nhiệm của các cơ quan Trung ương đóng ở trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc thù không có thành phố nào có. Rất nhiều cơ quan, đoàn thể của Đảng, Nhà nước và Trung ương đang đóng ở trên địa bàn thành phố. Vậy, trách nhiệm đó như thế nào? Ví dụ một việc rất nhỏ đó là di dời các cơ quan của Trung ương ra khỏi trung tâm thành phố để giảm bớt ách tắc giao thông, có rất nhiều lý do mà rất nhiều năm chúng ta cũng không đạt được. Tinh thần Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội với liên kết đó như thế nào?

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

 

Hải Yến

Các bài viết khác