Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 750a67a1-d904-90f0-dd35-de2341d7be15.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: ĐỂ LỊCH SỬ TRỞ THÀNH CHẤT LIỆU TUYỆT VỜI CHO VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

07/11/2023

Việc bộ phim “Đất rừng phương Nam” bị chỉ trích trên mạng khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại. Chung mối trăn trở, PGS.TS- ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đón nhận sự sáng tạo của nghệ sĩ một cách tích cực hơn, để lịch sử đất nước thực sự trở thành chất liệu tuyệt vời cho văn học, nghệ thuật.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 07/11: TIẾP TỤC PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: KỲ VỌNG PHIÊN CHẤT VẤN THẲNG THẮN, ĐÚNG TRỌNG TÂM, RÕ GIẢI PHÁP

Việc bộ phim “Đất rừng phương Nam” bị chỉ trích trên mạng khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại. Tại phiên chất vấn với các nhóm lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông chiều 7/11, đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề chất vấn các Bộ trưởng liên quan đến bộ phim điện ảnh này. Đại biểu Châu cho rằng, bộ phim này đã bị chê bai, tấn công quá đà trên không gian mạng.

Toàn cảnh Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã trả lời đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Bộ phim doanh thu khủng vẫn gây tranh cãi

Đất rừng phương Nam là phim Việt với kịch bản do biên kịch Trần Khánh Hoàng chấp bút, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi. Năm 1997, nguyên tác từng được chuyển thể thành phim truyền hình rất thành công nên bản điện ảnh không tránh khỏi những sự so sánh. Thực tế, dự án của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có nhiều thay đổi so với bản truyền hình. Tác phẩm đặt bối cảnh miền Tây Nam bộ thập niên 1920-1930 thay vì sau năm 1945 như tiểu thuyết gốc. Từ đó, biên kịch thay đổi số phận một số nhân vật: Có người xuất hiện ít ỏi, cũng có người được đẩy mạnh với nhiều thời lượng…

Tác phẩm điện ảnh này giúp vực dậy doanh thu phòng vé nội địa sau thời gian ảm đạm, nhiều phim thua lỗ. Theo công bố, bộ phim này đã thu về 100 tỉ đồng sau gần 10 ngày chiếu. Bên cạnh những nhận xét tích cực về hình ảnh đẹp, giàu cảm xúc, không ít ý kiến cho rằng, bộ phim có một số chi tiết sai lệch lịch sử, gây hiểu lầm. Bộ phim đang đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ phía khán giả. Phần lớn đánh giá thấp nội dung, đặc biệt là cách ê-kíp lồng ghép các tình tiết bị cho là “làm sai lệch lịch sử”… tạo ra luồng tranh cãi trong dư luận.

Cần hiểu phim ảnh là nghệ thuật, không phải lịch sử

Phóng viên: Thưa ông, những ngày qua cử tri cũng như đại biểu Quốc rội rất quan tâm đến những tranh cãi xoay quanh bộ phim điện ảnh “Đất rừng Phương nam”. Ông có suy nghĩ thế nào?

PGS.TS- ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi đồng quan điểm với đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu. Rõ ràng, chúng ta cần phải có cách nhìn công bằng, ủng hộ với các sản phẩm văn hóa nghệ thuật để động viên tinh thần, khuyến khích sự sáng tạo, khai thác yếu tố lịch sử trong làm phim.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội 

Chúng ta cần phải hiểu phim ảnh là nghệ thuật chứ không phải lịch sử. Nếu cần biết rõ lịch sử thì mở sách sử. Vì vậy, cần nhìn nhận phim ảnh là các sản phẩm mang tính hư cấu, sáng tạo. Nếu chúng ta cứ đưa cách nhìn cứng nhắc, không tôn trọng sự sáng tạo của nghệ sĩ thì chúng ta sẽ tạo ra sản phẩm văn hóa nghệ thuật khô cứng, không nhận được sự quan tâm của xã hội. Chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào vòng “luẩn quẩn”, từ đó thông điệp của quá khứ không được kể ra một cách hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay.

Rất cần những tác phẩm của người Việt, cho người Việt, vì người Việt

Phóng viên: Vấn đề tranh cãi trên không gian mạng liên quan đến bộ phim này đã từng được ông đề cập tại phiên thảo luận Tổ của Kỳ họp thứ 6 này. Lý do là gì thưa ông?

PGS.TS- ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Là một đại biểu Quốc hội, tôi biết rằng những vấn đề quan trọng của đất nước nên được thảo luận một cách công khai, thẳng thắn để từ đó nhận được sự đồng thuận cao nhất, tạo thuận lợi tháo gỡ cho những vấn đề được bàn luận cả ở nhận thức và hành động. Hơn nữa, với nhiều năm làm việc trong ngành văn hóa, đồng cảm và đồng hành với các nghệ sĩ, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải nói thật rõ những suy nghĩ, trăn trở của mình, để đảm trách thật tốt trách nhiệm đại biểu Quốc hội đến từ ngành văn hóa.

Bản thân tôi rất lo lắng, và tôi tin nhiều người cũng cùng tâm trạng với tôi, khi chứng kiến sự phổ biến rộng rãi đến mức như một hình thức “xâm lăng văn hóa” của các sản phẩm văn học, nghệ thuật nước ngoài như các bộ phim, bài hát, truyện tranh… không phù hợp với văn hóa và các giá trị đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam, khiến cho một bộ phận công chúng say mê với lịch sử nước ngoài, hình thành nên những nhận thức, suy nghĩ, lối sống xa lạ, đặc biệt là có nguy cơ lãng quên lịch sử, văn hóa dân tộc, trở thành những bản sao mờ của các nền văn hóa khác.

Một cảnh quay trong phim "Đất rừng Phương nam"

Trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp bị mai một, trong khi văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam xâm nhập tràn lan, nhất là trong giới trẻ-những người được xem là đội ngũ tiên phong của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho “thế giới ảo” , mấu chốt là ở lỗ hổng về nhận thức, bản lĩnh, sáng tạo và chất lượng của các sản phẩm văn hóa của chúng ta.

Nhìn thị trường phim tại Việt Nam, kể cả phim chiếu rạp và phim chiếu trên các nền tảng xuyên biên giới thì phim nước ngoài vẫn ở địa vị thống trị. Trừ một số bộ phim ăn khách mà chất lượng nghệ thuật còn nhiều điều phải bàn thì nhiều phim Việt chưa đủ sức hấp dẫn khán giả, khó mang lại giá trị thương mại. Hệ quả là trong khi những giá trị Việt phai nhạt dần thì khán giả, nhất là giới trẻ trong nước được thoải mái vẫy vùng cùng những bộ phim tràn ngập tinh thần, văn hóa, tư tưởng nước ngoài. Trong những bộ phim đó, tốt có, xấu có, không phù hợp với suy nghĩ, lối sống người Việt Nam cũng có; vô hình chung các giá trị của dân tộc trở thành cổ hủ, lạc hậu và dần bị mai một. Đó là chưa kể những bộ phim "cài cắm" hay vô tình có những chi tiết sai sót, xuyên tạc về lịch sử, thậm chí là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Chính điều đó thôi thúc, dẫn tôi tới một mong muốn là các nghệ sĩ Việt Nam thực sự phải tự tin, tạo ra được những sản phẩm văn học, nghệ thuật của người Việt Nam, cho người Việt Nam, vì người Việt Nam, từ đó dẫn lối cho chúng ta có thêm niềm tự hào với lịch sử và văn hóa dân tộc, hội nhập vững chắc với thế giới.

Cần tư duy rõ ràng cách thức làm phim lịch sử

Phóng viên: Từ câu chuyện bộ phim “Đất rừng phương Nam”, ông có trăn trở, suy nghĩ gì?

PGS.TS- ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, câu chuyện phim Đất rừng phương Nam không chỉ giới hạn ở một bộ phim, mà rộng ra là cả quan điểm về cách thức làm phim lịch sử, sáng tạo nghệ thuật và cả phát triển thị trường nghệ thuật cho nước nhà.

Phim ảnh là một lĩnh vực nghệ thuật vừa giúp công chúng thụ hưởng những giá trị, vừa góp phần điều chỉnh tư duy, hành vi của con người. Do đó, việc thiếu vắng tầm nhìn, định hướng rõ ràng trong cách thức làm phim và sáng tạo nghệ thuật có thể dẫn đến những hệ quả lớn và nghiêm trọng đối với văn hóa, tư tưởng của xã hội. Nhất là xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh đang được xem là mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chúng ta cần phải có cách nhìn công bằng, ủng hộ với các sản phẩm văn hóa nghệ thuật để động viên tinh thần, khuyến khích sự sáng tạo, khai thác yếu tố lịch sử trong làm phim

Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nhấn mạnh: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá”. Sử dụng chất liệu lịch sử để sáng tác văn học, nghệ thuật là một chủ đề rất đáng khuyến khích nhưng gặp muôn vàn khó khăn. Khó khăn không chỉ đến từ việc làm sao cân bằng được giữa việc tôn trọng lịch sử và sáng tạo nghệ thuật, để lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi hơn, thu hút khán giả hiện tại nhiều hơn, mà còn trong cả việc cân bằng đánh giá của công chúng, khi mà công chúng giờ đây rất quan trọng, lại có ý kiến trái chiều rất nhiều (cả khen và chê, khen nhiều, chê ít, khen ít, chê nhiều…), đặc biệt lại ở trên không gian mạng rộng lớn, khiến cho việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có cá tính, sáng tạo trở nên vô cùng khó khăn.

Tôi cho rằng, tôn trọng lịch sử phải được xem là một nguyên tắc. Sáng tạo đến đâu cũng cần có khuôn khổ. Nhưng làm thế nào để hài hòa hai yếu tố đó ở một mức độ đa số công chúng chấp nhận lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chung của xã hội.

Chúng ta vẫn thường tấm tắc khen các bộ phim lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc,… hấp dẫn. Nhưng tôi tin rằng, những bộ phim như vậy mà làm ở Việt Nam chắc chắn cũng gây ra nhiều tranh luận, khó thoát khỏi búa rìu dư luận. Tất nhiên, mỗi nền văn hóa khác nhau, cách thức làm phim phải khác nhau. Song tôi vẫn luôn nghĩ rằng, nếu khoa học khai mở cho xã hội tri thức về tự nhiên thì văn nghệ sĩ khai mở về cái thiện, cái đẹp, và tình yêu thương.

Sáng tạo nghệ thuật về lịch sử cần được đón nhận một cách tích cực hơn

Phóng viên: Sử dụng chất liệu lịch sử để sáng tác văn học, nghệ thuật là một chủ đề rất đáng khuyến khích nhưng sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều thử thách, khó khăn, mà không phải nghệ sĩ nào cũng dám mạo hiểm. Theo ông, xã hội và công chúng Việt cần đón nhận những tác phẩm nghệ thuật mới với một tâm thế như thế nào để những nghệ sĩ chân chính dám xả thân tạo ra những tác phẩm chất lượng?

PGS.TS- ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Trong ba mục tiêu của giáo dục chân, thiện, mỹ thì văn hóa nghệ thuật chiếm đến hai. Nhà văn, nghệ sĩ chân chính luôn là chiến sĩ tiên phong khai mở cho con người ý nghĩa cuộc sống và vì điều đó họ phải xả thân. Một xã hội văn minh là xã hội biết lắng nghe và tạo hành lang tự do cho văn hóa nghệ thuật.

Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng sáng tạo nghệ thuật về lịch sử cần được nhìn nhận một cách “thoáng” hơn, được lắng nghe theo một cách tích cực nhiều hơn, và được ủng hộ nhiều hơn. Có được điều đó, văn nghệ sĩ mới dám xả thân vì nghệ thuật, vì những giá trị cao đẹp của cuộc sống để khai thác chất liệu lịch sử, tạo nên những sản phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm thời đại.

Và chắc chắn, khi chúng ta có được những tác phẩm nghệ thuật như vậy, thì không chỉ lịch sử trở nên hấp dẫn, sinh động và dễ đi vào tâm trí mọi người hơn, mà những tinh thần, thông điệp quan trọng từ quá khứ sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tự hào, củng cố sức mạnh dân tộc từ lịch sử văn hóa của đất nước. Đó là những nguồn lực vô giá đến từ “lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá” trong giai đoạn hiện nay.

Để lịch sử trở thành chất liệu tuyệt vời cho văn học, nghệ thuật

Phóng viên: Khi nêu ra quan điểm của mình về bộ phim này, ông có kỳ vọng gì?

PGS.TS- ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Ngay sau khi phát biểu, tôi đã nhận được một số phản hồi tích cực. Đó cũng là lời động viên đối với tôi, và tôi nghĩ đối với cả những người làm và yêu nghệ thuật. Nhưng tôi tin cũng sẽ có những ý kiến chưa đồng thuận.

Văn học nghệ thuật quá phức tạp nên bất kỳ một phân tích nào, của bất kỳ ai, về văn học, nghệ thuật mà hoàn toàn đúng và không nhận được bất kỳ phản biện nào từ người khác. Cũng giống như bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” gây tranh cãi là điều có thể đoán trước, bởi mỗi người có cảm nhận khác nhau, góc nhìn theo quan điểm riêng khác nhau dẫn đến khen và chê cũng khác nhau.

Điều này càng dễ hiểu hơn nữa trong bối cảnh hiện nay. Dù vậy, tôi mong rằng, dù chúng ta có thể có quan điểm khác nhau về một vấn đề nhưng chúng ta sẽ cùng chung một mục đích là xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam thể hiện được những giá trị tốt đẹp, khát vọng phát triển của đất nước, từ đó chúng ta tự hào hơn về quê hương, tổ quốc của mình.

Tôi mong rằng những tranh luận vừa qua không làm nản chí các nghệ sĩ tâm huyết khai thác đề tài lịch sử khiến cho họ không còn dám làm dòng phim quan trọng đối với đất nước.

Lịch sử đất nước ta rất hào hùng, đáng tự hào, có thể là chất liệu tuyệt vời cho các sản phẩm văn học, nghệ thuật, cần tài năng của nghệ sĩ để tỏa sáng. Khai thác chất liệu đó giúp chúng ta kể được lịch sử, hình ảnh đẹp, câu chuyện truyền cảm hứng của Việt Nam cho khán giả trong nước và quốc tế, khẳng định vị trí và tầm vóc của dân tộc, hình thành nên sức mạnh mềm cho đất nước.

Tôi cũng mong sự ủng hộ của khán giả đối với bộ phim Đất rừng phương Nam nói riêng, điện ảnh và nghệ thuật Việt Nam nói chung, nhất là các tác phẩm văn học, nghệ thuật khai thác chất liệu lịch sử. Chính sự quan tâm, ủng hộ của khán giả sẽ giúp các nghệ sĩ có thêm động lực tinh thần, giúp cho nền văn học, nghệ thuật chúng ta có thêm sức mạnh, từ đó có thêm sức đề kháng với các sản phẩm văn học, nghệ thuật không phù hợp, xa lạ, phản cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của người Việt Nam, giúp chúng ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương