Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 972467a1-49b1-90f0-dd35-d53a2cb9a606.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ THỊ THANH LAM: TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐỒNG BỘ TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC

29/10/2023

Theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sau khi tiếp thu, giải trình đã có nhiều sửa đổi phù hợp, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, một số nội dung cần tiếp tục được rà soát nhằm đảm bảo dự thảo luật trình Quốc hội xem xét thông qua sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo an ninh nguồn nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý;…

ĐBQH LÊ THỊ THANH LAM: KỲ VỌNG QUYẾT SÁCH CỦA QUỐC HỘI SẼ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN, MONG MỎI CỦA CỬ TRI

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Ngay sau Kỳ họp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 gồm 10 chương, 86 điều với nhiều nội dung được tiếp thu, chỉnh lý so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Cụ thể: Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước; Quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, giải pháp, kịch bản, phương án điều hoà phân phối tài nguyên nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan;…

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Vậy, đại biểu có đánh giá như thế nào về dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý?

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang: Từ ngày 25/10/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Báo cáo đầy đủ số 669/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gửi các vị đại biểu Quốc hội. Nghiên cứu Báo cáo cũng như dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh  lý, có thể thấy, nhiều nội dung đại biểu Quốc hội góp ý tại kỳ họp thứ 5 cũng như tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tiếp thu đầy đủ, một số nội dung khác được giải trình thỏa đáng.

Theo đó, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước. Ngoài ra, tại dự thảo cũng đã quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương; Bổ sung quy định hoạt động khai thác nước dưới đất, quy định sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, kinh tế nước;…

Tuy nhiên, qua thảo luận tại hội trường vẫn còn 1 số nội dung đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến: quy định về quản lý, khai thác, sử dụng kênh đào; quy định về chuyển tiếp trong khai thác, bảo vệ tài nguyên nước; quy định liên quan đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước;… Ngoài ra, cần quan tâm rà soát về kỹ thuật lập pháp của dự thảo Luật sao cho đầy đủ quy định liên quan đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Phóng viên: Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đảm bảo các yêu cầu mục tiêu đề ra trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua, đại biểu có đề xuất, kiến nghị cụ thể như thế nào?

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Hậu Giang: Về cơ bản dự thảo đã có nhiều tiếp thu, chỉnh sửa phù hợp. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện thêm quy định: về phạm vi điều chỉnh; về phương án khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước; về bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác. Cụ thể:

Thứ nhất, tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh. Tại Khoản 2, đề nghị bỏ cụm từ “dưới đáy biển” thừa không cần thiết, cho phù hợp với nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 2 đã có giải thích từ ngữ. Về danh muc lưu vực sông, danh mục nguồn nước. Đề nghị chuyển Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6,  Điều 5 sang Chương VIII quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước và kết cấu của một dự án Luật sẽ phù hợp hơn.

Thứ hai, về phương án khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch của tỉnh. Theo quy định tại Điều 20 của luật, các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức lập nội dung, phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch của tỉnh. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đã và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh, trong đó có tích hợp phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục tác hại do nước gây ra. Nội dung phương án được xây dựng trên cơ sở Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành nên có thể những nội dung không còn phù hợp sau khi Luật Tài nguyên nước được sửa đổi, bổ sung lần này. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung vào điều khoản chuyển tiếp quy định về trường hợp này để các địa phương thực hiện đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với quy định.

Thứ ba, tại Điều 27 về bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác. Tại Khoản 1, đề nghị bổ sung cụm từ “thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản” vào sau cụm từ “thuốc thú y”. Vì trong quá trình sản xuất, ương dưỡng và nuôi trồng thủy sản người dân thường sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường để phòng trị bệnh và cải thiện chất lượng môi trường nước nuôi thủy sản; đồng thời đề nghị bổ sung cụm từ “và nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” sau cụm từ “không được gây ô nhiễm” nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước được chặt chẽ và theo đúng quy định. Sau khi hoàn thiện: “Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không được gây ô nhiễm và nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Tại Điều 32 về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước. Tại Khoản 2, đề nghị bổ sung cụm từ “trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng tùy theo tính chất, mức độ có thể xem xét trách nhiệm hình sự” vào cuối Khoản 2. Vì thực tế, thời gian qua một số tỉnh, thành phố khai thác, sử dụng nước dưới đất để phục vụ cho việc nuôi thủy sản. Cụ thể, khai thác nước ngầm để nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi lươn, về lâu dài sẽ gây ra hệ lụy và hậu quả rất nghiêm trọng như sụt, lún đất, suy thoái, làm biến động, mất cân bằng và tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái tự nhiên.

Tại Điều 58 về biện pháp sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả. Tại Điểm d, Khoản 1 đề nghị bổ sung cụm từ “thủy sản” sau cụm từ “cây trồng”. Vì hiện nay, nông dân đã sử dụng nguồn nước ngầm để nuôi lươn, qua việc thay nước hàng ngày sẽ tận dụng nguồn nước thải này để phục vụ tưới tiêu cho các loại cây trồng khác. Hoàn thiện là: “Bố trí cơ cấu cây trồng, thủy sản, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; cải tiến, hợp lý hóa và áp dụng các biện pháp, công nghệ, kỹ thuật canh tác, xây dựng, duy tu, vận hành các công trình dẫn nước, giữ nước để tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp”.

Phóng viên: Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được xem xét theo quy trình hai kỳ họp. Vậy, đại biểu có kỳ vọng gì khi dự luật được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua vào chiều 24/11 tới đây?

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Hậu Giang: Việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia. Do đó, với quá trình chuẩn bị, cho ý kiến hết sức công phu, kỹ lưỡng, với tinh thần cầu thị cao, tôi kỳ vọng dự án luật sẽ được thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao.

Dự án luật sửa đổi được thông qua sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên nước, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả Trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật. Hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước;... Đồng thời, dự luật sẽ giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn, chồng chéo giữa Luật Tài nguyên nước với các luật khác để thống nhất việc điều tra, quản lý, khai thác sử dụng từ Trung ương đến địa phương, thống nhất quản lý về tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, tôi cũng kỳ vọng dự luật sau khi thông qua sẽ sớm được triển khai thi hành sẽ có sức sống dài hạn, phát huy được hiệu quả trong thực tiễn; khắc phục những khó khăn vướng mắc hiện nay.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh - Nghĩa Đức

Các bài viết khác