Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: cc5b67a1-f9fe-90f0-dd35-dd647b95d933.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ GIÁM SÁT

31/07/2023

Để góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, các ĐBQH nêu quan điểm, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát. Theo đó, Quốc hội và các cơ quan cần có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể để theo dõi việc triển khai kết quả giám sát và có đánh giá định kỳ.

GIÁM SÁT VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI: CẦN ĐỊNH HÌNH RÕ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG, HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC TRỤC LỢI

GIÁM SÁT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43: CẦN ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP KHẢ THI TẬP TRUNG THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2024 tại kỳ họp thứ 5.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các ĐBQH đã có nhiều đổi mới, tăng cường coi trọng thực chất, hiệu quả, tránh hình thức lãng phí và giảm tối đa phiền hà, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của địa phương, cơ sở, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Thực tế, trong thời gian vừa qua, Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với công tác ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật. Đồng thời, xử lý nhiều vụ việc cụ thể tồn tại lâu nay và công tác giám sát chuyên đề đã nhận được sự quan tâm, theo dõi, ủng hộ của đông đảo cử tri và Nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội.

Để góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giám sát của Quốc hội, ĐBQH Tạ Đình Thi – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, cần tiếp tục cần phân định rõ và nâng cao tính đồng bộ và sự kế thừa hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra của các cơ quan khác trong hệ thống chính trị. Tất nhiên ở đây vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan là khác nhau; phạm vi, tính chất, mức độ, nội dung, quy trình, phương pháp tiến hành có thể là khác nhau. Nội dung này cũng cần rất được quan tâm và cần phải tăng cường hiệu quả điều phối và phối hợp giữa các cơ quan để đảm bảo tính khách quan, độc lập, đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, vừa nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của Quốc hội cũng như các cơ quan liên quan.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát. Ví dụ sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội ban hành Nghị quyết về giám sát thì cần thiết có thể xem xét có một kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan để theo dõi việc triển khai kết quả giám sát và có đánh giá định kỳ.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đồng thuận với quan điểm trên và để công tác giám sát các chuyên đề thực sự hiệu quả, giải quyết kịp thời được những bất cập phát sinh thì trong quá trình triển khai, đại biểu Nguyễn Thị Sửu- Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế nêu quan quan điểm: Đoàn giám sát của Quốc hội cần bám sát đề cương giám sát các chuyên đề.

Trước, trong và sau quá trình giám sát thì những kiến nghị, đề xuất phải bám sát từ thực tiễn. Thông thường, các địa phương sẽ báo cáo tình hình hoạt động, triển khai nội dung được giao mà có những tồn tại, vướng mắc từ phía trách nhiệm của cá nhân, tổ chức một cách chung chung, chưa được xác định kỹ lưỡng, rõ ràng. Do vậy, Đoàn giám sát của Quốc hội cần làm rõ hơn những nội dung đó cũng như tăng cường giám sát hoạt động của các Bộ ngành, địa phương đã triển khai thời gian qua như thế nào; đồng thời tăng cường giám sát những kết quả, yêu cầu đã được các cơ quan quản lý, chức năng công bố.

Đại biểu Siu Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai.

Về công tác tổng hợp phúc đáp của các cơ quan, đại biểu Siu Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo việc tổng hợp sau giám sát chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội, chuyển các kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương xem xét giải quyết và phúc đáp đến Đoàn ĐBQH. Nâng cao chất lượng công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá đối với kết quả thực hiện các kiến nghị của Quốc hội, Đoàn ĐBQH nhằm bảo đảm các kiến nghị được giải quyết triệt để, kịp thời giám sát lại vấn đề đã kiến nghị tại các cuộc giám sát trước khi xét thấy cần thiết.

Với những ý kiến, đề xuất như trên, các ĐBQH kỳ vọng công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các chuyên đề, vấn đề trong thực tiễn cuộc sống sẽ được hiệu quả, chất lượng, khách quan và khoa học hơn./.

Bích Lan

Các bài viết khác