Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a15b67a1-6938-90f0-dd35-d7ed1a63ddba.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THÀNH NAM: ĐẢM BẢO QUẢN LÝ CHẶT CHẼ, NGHIÊM NGẶT VIỆC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÚA, ĐẤT RỪNG

24/07/2023

Đóng góp ý kiến vào Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, đại biểu Nguyễn Thành Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đề nghị quy định đảm bảo quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 21/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thành Nam đánh giá cao sự nghiêm túc của cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra trong việc tiếp thu ý kiến của Nhân dân và ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước, nhiều nội dung đã được điều chỉnh.

Đảm bảo quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng

Quan tâm tới nội dung về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu cho biết tại khoản 7 Điều 73 dự thảo luật quy định cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện sẽ có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 66 dự thảo luật thì thành phố thuộc tỉnh, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì không lập quy hoạch sử dụng đất. Như vậy, đơn vị hành chính đô thị ngang cấp huyện đã có quy hoạch đô thị thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất. Đây là quy định hợp lý nhằm loại bỏ những chồng chéo về nội dung quản lý nhà nước, thủ tục hành chính.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam tham gia thảo luận

Đối với thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 1 đã có quy hoạch đô thị được duyệt thì nội dung này lại do Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo Luật Quy hoạch đô thị hiện hành. Vì vậy, để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về thẩm quyền, rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với đơn vị hành chính cấp huyện và phù hợp với thực tiễn đang thí điểm phân cấp ở một số tỉnh như hiện nay.

Đại biểu đề nghị bổ sung ngay trong dự thảo Luật Đất đai lần này tại Mục 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đất đai. Chương VI quy định chuyển tiếp điều khoản thi hành một điều luật mới sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị theo hướng bổ sung khoản 3 Điều 51 Luật Quy hoạch đô thị nội dung phân quyền đối với việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị loại 1, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trên cơ sở đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về thẩm quyền, điều kiện, mục đích sử dụng đất, đại biểu nhất trí với quy định về thẩm quyền, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất tại các Điều 122 và 123 dự thảo luật. So với Luật Đất đai hiện hành, dự thảo luật đã thể hiện việc phân quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua chủ trương chuyển đổi đất lúa, đất rừng. Việc phân quyền như trên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn vì thực tế nội dung quy hoạch sử dụng đất đã xác định rõ chỉ tiêu đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 122 dự thảo luật quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất phải tuân theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.

Theo đại biểu, để đảm bảo quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, cần phải quy định cụ thể ngay trong dự thảo luật các tiêu chí, điều kiện theo hướng việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất phải có phương án trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế, việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa, có dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, dự án đầu tư có trong danh mục sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được phê duyệt, có đánh giá về tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tính toán hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và của nhà đầu tư

Đối với nội dung về sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất quy định tại Điều 127 của dự thảo luật. Theo dự thảo, đại biểu cho rằng cơ chế này có điểm ưu việt là bảo vệ tối đa quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất đai chúng ta cũng cần tính toán hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và của nhà đầu tư hướng vào mục tiêu sử dụng đất đai một cách hiệu quả, bền vững nhất.

Đại biểu bày tỏ đồng ý với ý kiến của một số đại biểu cho rằng thực tế khi công khai dự án và thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thời gian qua cho thấy nhà đầu tư thường phải đối diện với nhiều tình trạng dự án bị chậm tiến độ, dang dở, đình trệ do có một tỷ lệ đất rất nhỏ, không thỏa thuận được, bị một số ít chủ sử dụng đất thổi giá hoặc cố tình không hợp tác, làm cản trở thực hiện dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai và quyền lợi của số đông người dân đã đồng thuận với mục tiêu của dự án.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế, biện pháp can thiệp của nhà nước để giải quyết vấn đề trên, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của số đông người có quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư, đồng thời ngăn chặn một bộ phận nhỏ người sử dụng đất lợi dụng chính sách làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Minh Hùng