Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d17d67a1-6982-90f0-19a0-57c18cdf309b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN CHÍ CƯỜNG: CÂN NHẮC THẬN TRỌNG QUY ĐỊNH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC MUA , SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

19/06/2023

Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, ĐBQH Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng cho rằng, cần cân nhắc thận trọng quy định người nước ngoài được mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 19/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT NHÀ Ở (SỬA ĐỔI)

ĐBQH Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng 

Phát biểu ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, ĐBQH Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng bày tỏ thống nhất với dự thảo và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật; cho rằng dự thảo Luật đã cơ bản khắc phục được những bất cập, khó khăn của Luật hiện hành.

Liên quan đến vấn đề về tổ chức, cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam tại Điều19, Điều 20 và Điều 22 của dự thảo Luật quy. Đại biểu Trần Chí Cường cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định rõ việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất hay không. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng nội dung này chưa được làm rõ và có thể chưa phù hợp với Điều 5 của dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và Khoản 1, Điều 14 của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).  

Cùng với đó, liên quan đến nội dung này, tại Điểm c, khoản 1, Điều 19 quy định cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và Khoản 3, Điều 21 quy định về điều kiện được sở hữu nhà ở đối với cá nhân người nước ngoài. Tuy nhiên, đại biểu Trần Chí Cường cho rằng, quy định như vậy cần phải nghiên cứu, cân nhắc. Đặc biệt lưu ý đến việc người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích đi du lịch thì có quyền được sở hữu nhà ở hay không? Việc quy định như dự thảo Luật có xung đột với các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam hay không?

Theo đại biểu Trần Chí Cường, để đảm bảo tính khả thi, nội dung này cần phải được giải trình cụ thể, đánh giá tác động rõ ràng hơn trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với chủ trương của Đảng quy định tại Nghị quyết số 18 và thống nhất, đồng bộ các quy định về chính sách đất đai, bất động sản, nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp

Cụ thể, theo quy định hiện nay và dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và lưu trú của người nước ngoài đang trình Quốc hội thì thời gian thị thực được cấp cho khách nước ngoài vào Việt Nam tối đa 90 ngày. Một số trường hợp khác như lao động đầu tư nhưng thời gian nhiều nhất cũng là 5 năm đối với nhà đầu tư. Nếu được sở hữu nhà ở, những người được cấp thị thực có thời hạn ngắn như 1 năm có quyền tiếp tục trở lại Việt Nam sau khi hết thời hạn thì thực hay không?

Theo đại biểu Trần Chí Cường, vấn đề này cần phải xem xét, nghiên cứu quy định kỹ lưỡng, tránh việc có thể dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp pháp lý quốc tế. Nội dung về tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam là một vấn đề lớn, hệ trọng, nhạy cảm liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt an ninh quốc phòng của quốc gia. Do đó, cần cân nhắc để đảm bảo phù hợp với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, đồng thời cần phải được giải trình cụ thể, đánh giá tác động rõ ràng hơn trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với chủ trương của Đảng quy định tại Nghị quyết số 18 và thống nhất, đồng bộ các quy định về chính sách đất đai, bất động sản, nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với vấn đề về cải tạo, xây dựng nhà chung cư, đại biểu Trần Chí Cường cho rằng, thực tiễn thời gian qua việc xây dựng đối với những nhà chung cư, nhà tập thể do Nhà nước đầu tư và quản lý đã xuống cấp, hư hỏng nặng, gây nguy hiểm và rủi ro rất lớn đến tính mạng, tài sản người đang cư trú có rất nhiều vướng mắc, khó khăn từ công tác quản lý cho đến việc giải quyết các cho các hộ gia đình đang sinh sống trong các khu nhà đó. Hiện nay số lượng nhà ở tập thể là rất lớn, nhiều nhà đã xuống cấp trầm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nhân dân, nhất là vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể giải quyết đối với các trường hợp nhà chung cư, nhà ở này.

Do đó, tại Điều 64 của dự thảo Luật quy định trường hợp chung cư, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện phải phá dỡ, xây dựng lại, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu xem xét, bổ sung thêm hình thức nhà nước đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua đối với các hộ thuê.

Liên quan đến vấn đề về đối tượng, điều kiện thuê, cho thuê mua nhà thuộc sở hữu nhà nước, đại biểu cho rằng, quy định của dự thảo Luật quá chi tiết, khó linh hoạt trong đặc thù của mỗi địa phương. Theo đại biểu, cần quy định theo hướng giao Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Theo đó, địa phương có thể xem xét bổ sung thêm các đối tượng được miễn, giảm tiền cho thuê, tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước../.

Thu Phương

Các bài viết khác