Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c5a767a1-b992-90f0-19a0-51a7ca404736.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ HOÀNG HẢI: ĐẢM BẢO SỰ ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT VỀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ TRONG LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

27/05/2023

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự đại biểu Lê Hoàng Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về giải thích từ ngữ trong Luật Phòng thủ dân sự.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 24/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Rà soát kỹ lưỡng, xác định rõ phạm vi điều chỉnh

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự đại biểu Lê Hoàng Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cơ bản tán thành và đánh giá cao dự thảo luật là đã được chỉnh lý, tiếp thu tương đối đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đóng góp ý kiến cụ thể về 2 nội dung trong dự thảo.

Đại biểu Lê Hoàng Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai 

Về phạm vi điều chỉnh của luật, tại Điều 1 dự thảo luật quy định "luật này quy định nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự". Đại biểu cho rằng việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa phải đặt trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân lên trước quyền và nghĩa vụ, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm trong công tác phòng thủ dân sự, không thể chỉ có quyền hay nghĩa vụ, nhất là trong phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, nghĩa là khi có sự cố, thảm họa xảy ra phải có trách nhiệm chung tay khắc phục trong khả năng của mình và đó cũng là trách nhiệm của công dân với cộng đồng.

Ngoài ra, quy định tại dự thảo luật cũng đặt vấn đề xác định trách nhiệm trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, như điểm e khoản 2 Điều 12 quy định khi xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự phải xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tại khoản 1 Điều 7 cũng quy định cấp độ phòng thủ dân sự được coi là căn cứ để xác định trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thử dân sự. Ngay như tên của Chương VI đã được chỉnh lý, đổi tên thành trách nhiệm của cơ quan, tổ chức phòng thủ dân sự.

Do đó, đại biểu đề nghị thể hiện tại phạm vi điều chỉnh như sau: "Luật này quy định nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự”.

Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong giải thích từ ngữ

Về sự đồng bộ, thống nhất trong giải thích từ ngữ, đại biểu cho biết, Khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật Phòng thủ dân sự giải thích thuật ngữ "đối tượng dễ bị tổn thương" như sau: "Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật".

Tuy nhiên, nhóm đối tượng này đã được quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2020, trong đó khoản 4 Điều 3 đưa ra khái niệm đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo. Khi đối chiếu với Luật Phòng, chống thiên tai thì dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã mở rộng thêm nhóm đối tượng là người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, một thuật ngữ chỉ về cùng một đối tượng nhưng được giải thích tại 2 luật khác nhau.

Tuy nhiên, khoản 5 Điều 55 của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự có đặt ra việc sửa Luật Phòng, chống thiên tai nhưng lại không có hướng xử lý để bảo đảm thống nhất về khái niệm "đối tượng dễ bị tổn thương" giữa 2 luật này. Do đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung việc sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai, tại khoản 5 Điều 55 dự thảo luật.

Minh Thành