Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 15ae67a1-c912-90f0-dd35-d42ca034f04c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ XUÂN THÂN: SỬA ĐỔI CÁC LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẢM BẢO GIAO THƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

26/05/2023

Tham gia thảo luận tại Phiên họp toàn thể ở Hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023, đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà đề nghị sửa đổi các luật về thương mại để đảm bảo giao thương và phát triển kinh tế đất nước.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 24/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Tình trạng chậm hồ sơ, các tài liệu vẫn kéo dài trong nhiều năm

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà thể hiện sự tán thành nội dung của Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và sửa đổi, bổ sung năm 2023.

Đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với những nhận định của Ủy ban Pháp luật rằng công việc chuẩn bị để xây dựng luật và trình ra Quốc hội thì hồ sơ luôn chậm và không bảo đảm thời gian, kể cả hồ sơ, các tài liệu gửi đến đại biểu Quốc hội. Đây là câu chuyện kéo dài trong nhiều năm, không chỉ nhiệm kỳ này. Đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội nên nghiên cứu có một biện pháp để bảo đảm được tiến độ này. Đại biểu cho rằng cần có thời gian chuẩn thì mới bảo đảm được chất lượng khi trình dự thảo đối với các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bổ sung, đại biểu nhận thấy hằng năm một kỳ họp chúng ta ban hành 8 luật. Ví dụ, cuối năm 2023 sẽ thông qua 7 luật, năm 2024 theo kế hoạch và theo dự thảo nghị quyết thông qua 9 luật và cho ý kiến 9 luật, sau đó cuối năm thông qua 9 luật, nghĩa là trong năm 2024 có 18 luật. Trong đó kỳ họp tháng 10 năm 2024 theo dự thảo chỉ có Luật Chuyển đổi giới tính của đại biểu Nguyễn Anh Trí và sửa đổi Luật Việc làm. Kỳ họp cuối năm 2024 sắp tới chỉ có 2 dự án luật đưa vào chương trình.

Đại biểu cho biết đối với 2 luật Quốc hội khóa XIV đã cho ý kiến, đó là Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lần này Ủy ban của Quốc hội đã nhận định rất rõ là chuẩn bị kỹ và đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh không trùng lắp như là lúc Chính phủ trình ra ở Quốc hội khóa XIV.

Chính vì vậy, đại biểu tán thành việc tách toàn bộ nội dung của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra khỏi Luật Đường bộ và như vậy chúng ta sẽ xem xét, ban hành 2 luật cùng một lúc để bảo đảm được công tác lập pháp của chúng ta đạt chuẩn.

Sửa đổi các luật về thương mại để đảm bảo giao thương và phát triển kinh tế đất nước

Đại biểu cũng cho biết, trong 137 nhiệm vụ ở Phụ lục 4 của tài liệu gửi cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu nhận thấy có một nội dung, đó chính là năm 2024 đưa vào xây dựng chương trình là sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và do Hội Luật gia Việt Nam chủ trì nhưng trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và dự thảo trình tại Kỳ họp này thì không rõ việc sửa đổi Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Do vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo và đề nghị các cơ quan xem xét vì tiêu chí hiện nay của các nước trên thế giới cũng như là ở Việt Nam chúng ta đã bắt đầu coi trọng việc giải quyết các tranh chấp ngoài tòa án, trong đó có giải quyết tranh chấp về thương mại và trọng tài thương mại là một trong những cơ chế giải quyết rất hiệu quả.

Ngoài ra, đại biểu cũng quan tâm tới Luật Thương mại năm 2005 và mảng về thương mại điện tử năm 2005 đến nay được điều chỉnh chủ yếu bằng 3 nghị định, một nghị định ban hành năm 2006, một nghị định ban hành năm 2013 và mới đây một nghị định sửa đổi của năm 2021. Toàn bộ nội dung của Luật Thương mại năm 2005, cách đây gần 20 năm, lúc đó Luật Thương mại cũng đã ban hành trên nền tảng của Bộ luật Dân sự năm 2005 và như chúng ta đã biết là Bộ luật Dân sự năm 2015 là một bộ luật đổi mới đã đặt nền móng toàn bộ các giao dịch dân sự, thương mại rất căn bản và rất tiến bộ.

Vì vậy, những nội dung của Luật Thương mại năm 2005 so với Bộ luật Dân sự 2015 hiện đang có những mâu thuẫn, chồng chéo và nhiều bất cập, trong khi đó phát triển kinh tế đất nước, giao thương, thương mại trong và ngoài nước và đặc biệt là giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại là thương mại điện tử.

Đại biểu cho rằng, đây là một trong những nội dung rất cần thiết mà Chính phủ, Bộ Công thương phải quan tâm và phải đề xuất đưa vào trong chương trình để xây dựng về sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005 cộng với dự thảo về những nội dung liên quan tới sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại năm 2010 để bảo đảm được đồng bộ cùng với Luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại cũng như giải quyết tranh chấp bằng tòa án hoặc ngoài tòa án với trọng tài thương mại.

Minh Hùng