Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bccf67a1-d916-90f0-19a0-50a139d72fca.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH MA THỊ THÚY: NGƯỜI TIÊU DÙNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU ĐƯA THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

02/12/2022

Thực tế một số trường hợp người tiêu dùng lạm dụng quyền của mình dẫn tới ảnh hưởng lợi ích của cá nhân, tổ chức kinh doanh, như đưa tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Vì vậy, đại biểu Ma Thị Thúy – Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị bổ sung nghĩa vụ của người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đưa ra và bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có thiệt hại xảy ra từ việc đưa thông tin sai sự thật.

TỔNG THUẬT CHIỀU 10/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ LUẬT BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)

Người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đưa thông tin sai sự thật.

Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Ma Thị Thúy, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang thống nhất với sự cần thiết sửa đổi dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành.

Góp ý về giải thích từ ngữ, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Ban soạn thảo bổ sung từ "tổ chức" vào khoản 1 của dự thảo luật. Bởi người tiêu dùng không chỉ là một cá nhân mà còn có tổ chức, hộ gia đình đều có thể trở thành người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và không vì mục đích thương mại, trong khi dự án luật hiện hành cũng đang có quy định này.

Điều 15 về quyền của người tiêu dùng, đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản 6 nội dung: "Khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố" để phù hợp với Điều 62 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định: "Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường, công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn, kỹ thuật tương ứng”.

Đại biểu Ma Thị Thúy, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang.

Tại Điều 16 nghĩa vụ của người tiêu dùng, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung nội dung nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa trong quá trình sử dụng theo quy định. Bởi thực tế cho thấy, một số trường hợp người tiêu dùng lạm dụng quyền của mình dẫn tới ảnh hưởng lợi ích của cá nhân, tổ chức kinh doanh, như đưa tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Vì vậy, để hạn chế những ràng buộc trách nhiệm của người tiêu dùng khi xảy ra việc lạm dụng trong quan hệ tiêu dùng, đề nghị bổ sung nghĩa vụ của người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đưa ra và bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có thiệt hại xảy ra từ việc đưa thông tin sai sự thật.

Trách nhiệm bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng chưa rõ ràng.

Góp ý vào Điều 20 trách nhiệm bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, đại biểu cho rằng quy định tại khoản 2 chưa rõ ràng, khó khăn khi áp dụng trong thực hiện. Quy định như vậy không rõ về tiêu chí để tổ chức, cá nhân kinh doanh có cơ sở để xác định được sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ đối với các nhóm người tiêu dùng theo độ tuổi, thu nhập, khu vực địa lý, dân tộc, tình trạng sức khỏe, đặc điểm tâm thần, thể chất, bảo đảm bình đẳng giới và đặc thù giới tính. Do vậy, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các tiêu chí để đánh giá sự phù hợp trên.

Tại Điều 21 trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho người tiêu dùng, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị xem xét quy định nội dung này thống nhất, phù hợp với quy định về ghi nhãn hàng hóa. Bởi theo quy định hiện hành hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định.

Phiên thảo luận về dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng tại Điều 38, đại biểu Ma Thị Thúy cho rằng tại điểm a khoản 1 của dự thảo luật cần nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm nội dung công khai mã số đăng ký kinh doanh của công ty hoặc hộ kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi có giao dịch từ xa với người tiêu dùng để bảo đảm thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh được đầy đủ. Như vậy, người tiêu dùng cũng dễ dàng tiếp cận hơn, đồng thời phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước. Trên thực tế,  tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật có thể thay đổi nhưng mã số đăng ký kinh doanh thì được cấp một lần.

Tại Điều 72, thông báo thông tin vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi theo hướng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm đưa thông tin về vụ án dân sự liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bổ sung quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có vi phạm ảnh hưởng tới hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh./.

Lan Hương

Các bài viết khác