Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 38ec67a1-294e-90f0-19a0-501e27e82b2d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ẤN TƯỢNG PHIÊN THẢO LUẬN SỬA ĐỔI NỘI QUY KỲ HỌP QUỐC HỘI

03/11/2022

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 02/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Các đại biểu tập trung thảo luận nhiều nội dung cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội trước khi trình Quốc hội thông qua.

ẤN TƯỢNG PHIÊN THẢO LUẬN TOÀN THỂ VỀ DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN (SỬA ĐỔI)

ẤN TƯỢNG PHIÊN THẢO LUẬN VỀ VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2016-2021

PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG TẠI PHIÊN THẢO LUẬN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Đã nói là tranh luận thì phải ra tranh luận, giữa chừng mà chen vào hoặc đề nghị chuyện này, chuyện kia là không công bằng. Cho nên nếu có những trường hợp này thì đề nghị Chủ tọa kỳ họp phải cương quyết ngắt. Như vậy sau này những đại biểu khác sẽ rút kinh nghiệm không làm như vậy nữa để tạo sự công bằng.”

 

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông: Còn rất nhiều nội dung để sát ngày họp mới gửi đến đại biểu Quốc hội. Vì vậy, đại biểu không có thời gian nghiên cứu. Trong dự thảo lần này không có quy định về thời gian gửi các tài liệu này cho đại biểu Quốc hội. Do đó, cần có quy định cụ thể về thời gian, chế tài cụ thể, mạnh mẽ hơn để tài liệu phải được gửi đến đại biểu Quốc hội đúng thời hạn. Có như vậy mới giúp đại biểu Quốc hội dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu để đóng góp hiệu quả hơn vào các quyết định của Quốc hội.”

 

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Tôi đề nghị có quy định dành một quỹ thời gian để đại biểu tranh luận với phát biểu tiếp thu của đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, vấn đề này cũng là làm cơ sở để cơ quan thẩm tra có căn cứ để chỉnh sửa trong quá trình thẩm tra. Tôi cũng rất mong muốn thời gian tranh luận đối với sự tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo, dành một quỹ thời gian ngay sau đấy để cho đại biểu tranh luận đối với cơ quan chủ trì soạn thảo.”

 

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Nhằm nâng cao hiệu quả của phiên chất vấn, nhất là đối với việc thực hiện thí điểm các chính sách đặc thù của Quốc hội, thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia và các vấn đề mang tính quan trọng, chiến lược khác do Quốc hội quyết định, tôi trân trọng kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, trong đó mở rộng chủ thể được chất vấn là các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương nơi trực tiếp thực hiện hoặc chịu tác động trực tiếp việc thực hiện nghị quyết, chính sách đó.

 

Đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh: “Chất vấn không thể là bới lông tìm vết, soi mói khuyết điểm, không phải là để níu kéo nhau, cản trở nhau mà là để xây dựng, làm cho các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đảm bảo sự minh bạch và chế độ trách nhiệm. Phê bình mặc dù là thuộc tính của chất vấn nhưng không phải là mục đích của chất vấn. Qua chất vấn giúp cho hoạt động của các cơ quan và người được chất vấn làm tốt hơn, hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, rất mong Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm những quy định có tính ràng buộc nhằm hạn chế, khắc phục những bất cập nêu trên và nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn.

 

Đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau: Nếu như Quốc hội có hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất là kỳ họp, thì thảo luận là phương thức hoạt động quan trọng nhất. Thảo luận của chúng ta hiện nay phần lớn là tham luận, một lối mòn cũ xưa của quá trình phát triển nghị viện ở nước ta…Chính vì vậy, đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội phải đổi mới từ chính phương thức thảo luận. Tôi đề nghị phải định nghĩa 2 hình thức thảo luận, đó là thảo luận ở tổ và đoàn. Đây là bước sàng lọc vấn đề và hai là đến thảo luận toàn thể tại hội trường chỉ tập trung vào những vấn đề quan trọng, có ý kiến khác nhau. Cho nên cần có quy định về thủ tục thảo luận ở tổ và thủ tục thảo luận tại phiên toàn thể.”

 

Đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị: “Nếu vẫn duy trì Quốc hội làm việc hết giờ như hiện nay thì số lượng đại biểu được thể hiện chính kiến của mình ở mỗi phiên họp sẽ luôn luôn là thiểu số, mà Quốc hội thì quyết định theo đa số. Việc đổi mới cách thức thảo luận có trọng tâm, trọng điểm, thiên về tranh luận thì chắc chắn sẽ khiến cho đa số đại biểu tự tin hơn khi đưa ra quyết định của mình trước những vấn đề quan trọng của đất nước.”

 

Đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội: Phát biểu cầm giấy cũng được, không cầm giấy cũng được nhưng phát biểu phải hay, phát biểu phải tốt, phát biểu phải mang tính xây dựng, trách nhiệm cao. Điều đó mới là quan trọng. Tôi có hơn 30 năm đứng trên bục giảng, nói rất thật là phát biểu cho phép tôi được cầm giấy. Tôi không sợ về kiến thức, tôi không sợ về thời gian, mà tôi sợ nhất là tôi không làm chủ được cảm xúc của chính mình. Mà không làm chủ được cảm xúc thì nhiều khi rất tai hại.”

 

Đại biểu Lê Hoàng Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: Mục tiêu tất cả đại biểu Quốc hội đã đăng ký đều được phát biểu là khó khả thi. Tuy nhiên, chúng ta còn một kênh góp ý mà tôi thấy đại biểu Quốc hội còn rất ít sử dụng, đó là hình thức góp ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội. Tại khoản 1 Điều 25 quy định: Ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp có giá trị như nhau và phải được tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình và báo cáo đầy đủ, trung thực với Quốc hội. Tôi cho rằng đây mới là phương án để giải quyết được vấn đề không ý kiến nào của đại biểu Quốc hội bị bỏ sót.”

 

Đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh: Để tổng hợp được đầy đủ và nhanh nhất ý kiến của đại biểu Quốc hội về đánh giá tổng kết kỳ họp, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, nên chăng bổ sung quy định trước khi kết thúc kỳ họp 3 ngày Tổng Thư ký Quốc hội sẽ xin ý kiến của đại biểu Quốc hội về đánh giá kết quả kỳ họp bằng phiếu khảo sát theo mức độ. Kết quả khảo sát không chỉ phản ánh đầy đủ thực chất, khách quan, kết quả, chất lượng kỳ họp mà đây còn là dữ liệu sơ cấp hết sức quan trọng để Chủ tịch Quốc hội đánh giá chất lượng kì họp trong bài phát biểu bế mạc kỳ họp.”

Bảo Yến - Hoàng Quỳnh