Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8cf567a1-69ea-90f0-19a0-571c7856441d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN LÂM: GIÁM SÁT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TẠO CHUYỂN BIẾN CĂN BẢN, TOÀN DIỆN, ĐỘT PHÁ TRÊN TẤT CẢ LĨNH VỰC

31/10/2022

Theo đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, dự thảo Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 4 đã nêu tổng thể các biện pháp đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới. Nếu thực hiện tốt các giải pháp đề ra, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ có chuyển biến căn bản, tạo cú hích mang tính chất đột phá, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

TỔNG THUẬT SÁNG 31/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2016-2021

Toàn cảnh Quốc hội thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Ngày 31/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội nghe báo cáo của Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 và thảo luận ở hội trường về nội dung này. Đoàn giám sát cũng trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trả lời phỏng vấn Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên Đoàn giám sát cho rằng, qua hoạt động giám sát cho thấy đã có những nỗ lực, cố gắng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các bộ, ngành, địa phương và được biểu hiện bằng các con số cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn rất nhiều hạn chế, tồn tại, thiếu sót trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, gây lãng phí nguồn lực của đất nước.

Phóng viên: Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Là thành viên Đoàn giám sát, theo đại biểu những kết quả nổi bật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn này là gì?

Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên Đoàn giám sát: Có thể nói, qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bước đầu đã được triển khai đi vào cuộc sống và có tác động hiệu quả ở các mức độ khác nhau trong thực tiễn, góp phần tiết kiệm các nguồn lực cho đất nước, cho quốc gia, tạo các nền tảng hỗ trợ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội mọi mặt của đất nước trong thời gian qua.

Hàng năm, các cấp, các ngành, các cơ quan trong hệ thống chính trị trên cơ sở quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đều xây dựng các Chương trình hành động, xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cuối năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm.

Thời gian qua, Đoàn giám sát của Quốc hội tập trung vào giám sát việc tiết kiệm, lãng phí đối với nguồn lực công, trên các lĩnh vực chủ yếu: sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư công; công tác quản lý tài sản công; quản lý các nguồn lực về con người, về thời gian lao động; quản lý các nguồn lực về tài chính, nhân lực trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước…

Tôi cho rằng, đã có những nỗ lực, cố gắng và biểu hiện bằng các con số rõ nét. Ví dụ, lĩnh vực tài chính công, thời gian qua các hoạt động về quản lý thu, quản lý chi ngân sách ngày càng được quy định một cách cụ thể, chặt chẽ bằng các văn bản pháp lý, được xây dựng khoa học, căn cơ nên việc xác định các chỉ tiêu thu, các nhiệm vụ thu sát, trúng, đúng; trên cơ sở đốc thúc thực hiện các nhiệm vụ thu đảm bảo thu sát, thu đủ, thu để đáp ứng các nhiệm vụ chi phục vụ nhu cầu phát triển đất nước nhưng cũng đồng thời tạo ra môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của các doanh nghiệp và tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đối với lĩnh vực chi, đặc biệt là chi thường xuyên đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức quản lý rất chặt chẽ với quy trình, thủ tục thanh quyết toán khá nghiêm ngặt được tuân thủ rất tốt ở tất cả cái đơn vị mà Đoàn giám sát làm việc, đây là cơ sở sử dụng tiết kiệm ngân sách.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhưng chi, đặc biệt chi thường xuyên có tăng nhưng không theo nhịp độ tăng của thu và tăng trưởng kinh tế và luôn luôn ở mức độ thấp hơn. Điều này cho thấy nỗ lực của chúng ta trong tiết kiệm các nguồn ngân sách được triển khai quyết liệt. Cơ cấu chi thường xuyên trong trong tổng chi ngân sách liên tục giảm về mức mục tiêu phấn đấu mà Quốc hội đặt ra.

Hay như trong lĩnh vực đầu tư công, kế hoạch tài chính trung hạn đã được xây dựng, trên cơ sở đó phân bổ, bố trí sử dụng các nguồn lực trong tầm nhìn xa, dài hạn, theo kế hoạch, tầm nhìn chiến lược, đáp ứng sự lâu dài và bền vững của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, hiệu quả chi ngân sách được nâng lên, các chương trình, dự án trong 5 năm qua và thời gian gần đây đều tuân thủ chặt chẽ các quy trình đầu tư công, giảm thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. So với trước đây, sự tiến bộ thể hiện tương đối rõ nét, hiệu quả của các công trình đầu tư, số lượng các dự án đầu tư công ngày càng thu hẹp cho thấy đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không còn tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài.

Các lĩnh vực khác như quản lý tài sản công đã được chấn chỉnh; cải cách tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế cũng được đẩy mạnh tăng cường; quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản cũng có nhiều cố gắng, số lượng, quy mô vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất giảm dần.

Tôi cho rằng, việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong kỳ giám sát cho thấy bước đầu Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã đi vào thực tế, phát huy hiệu quả, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phóng viên: Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đại biểu những tồn tại, hạn chế nổi lên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là gì?

Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên Đoàn giám sát: Bên cạnh kết quả đạt được, tôi cho rằng vẫn còn rất nhiều hạn chế, tồn tại, thiếu sót trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương. Nhìn ở đâu, lĩnh vực nào, địa phương nào cũng có thể thấy được dấu hiệu của lãng phí, chưa thực sự tiết kiệm hoặc đáng lẽ có thể tiết kiệm được mà chúng ta chưa thực hiện tiết kiệm, tạo nên tâm lý bức xúc trong cử tri, cán bộ và Nhân dân. Qua giám sát cho thấy có những biểu hiện của sự lãng phí rõ ràng nhưng cũng có sự việc chỉ là dấu hiệu cần được kiểm tra, đánh giá cụ thể để đánh giá quy mô, tính chất, mức độ để xem trách nhiệm. Tôi cho rằng, cần có cách nhìn khách quan, toàn diện, đánh giá đúng mức để xác định những định hướng cho thời gian tới.

Tôi lấy ví dụ trong lĩnh vực thu ngân sách, tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, chuyển giá… làm giảm nguồn thu ngân sách. Đây là biểu hiện lãng phí mà hiện các lực lượng chống buôn lậu của các cơ quan chức năng vẫn đang hàng ngày phải phải đấu tranh quyết liệt và đã có kết quả bước đầu trong đó một loạt vụ án trốn lậu thuế quy mô lớn đã bị khám phá.

Đối với lĩnh vực chi ngân sách, có một số nhiệm vụ chi có thể chưa thực sự cần thiết nhưng vẫn phải chi theo kế hoạch. Trong 2 năm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều khoản chi thường xuyên không thực hiện được như chi đối nội, đối ngoại, khánh tiết, lễ tết, lễ hội, kỷ niệm, khánh thành, khởi công… Những khoản chi này không thực hiện được cũng không gây tác động quá lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, tôi cho rằng, chúng ta vẫn có thể tiết kiệm được nhiệm vụ chi thực sự không cần thiết, nhằm tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó còn vấn đề nhức nhối nhất trong chi đầu tư xây dựng cơ bản đó là các dự án đầu tư không đảm bảo đúng tiến độ, chậm đưa vào sử dụng, một số dự án đội vốn nhiều lần. Từ các dự án đô thị, đến các đường sắt, dự án chống ngập, 12 đại dự án đã được đầu tư nhiều năm nhưng chưa đưa vào khai thác, sử dụng; hoặc tình trạng có tiền không thể giải ngân, đặc biệt là giải ngân vốn đầu tư công, vốn vay ODA; tình trạng đất nông nghiệp để hoang hóa, tài nguyên khoáng sản bị khai thác bừa bãi, gây sạt lở bờ sông, biến dạng địa hình, địa chất…

Phóng viên: Theo đánh giá của đại biểu, nhận thức, ý thức chủ động trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các cơ quan, đơn vị Đoàn giám sát của Quốc hội tiến hành giám sát như thế nào?

Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên Đoàn giám sát: Tiết kiệm, chống lãng phí đã được nâng lên tầm Luật, đây là ý chí của Nhà nước, của giai cấp, của quốc gia. Luật có cơ chế ràng buộc để thực thông qua xây dựng các quy định, các quy trình như xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, giao chỉ tiêu, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức, quy trình về giám sát, thanh tra, kiểm tra, thanh toán, quyết toán… Thực hiện nghiêm theo đúng các quy định của luật pháp thì đã tạo ra bước tiến căn bản trong tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực. Tôi cho rằng, điều đầu tiên vẫn phải đặt pháp luật lên hàng đầu, xây dựng hoàn thiện luật pháp trên tất cả các lĩnh vực đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, không có kẽ hở.

Nếu cả quá trình từ xây dựng, hoàn thiện luật pháp, giám sát thực thi luật pháp đều được triển khai trên nền tảng ý thức cao của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi người có trách nhiệm trong thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí thì các quy định chắc chắn sẽ được xây dựng hoàn hảo, được tổ chức triển khai đầy đủ, chặt chẽ, không có biểu hiện né tránh thì chắc chắn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được hiện hiệu quả hơn.

Việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của mỗi người là cần thiết và thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, theo tôi, giải pháp quan trọng nhất vẫn là tuân thủ các quy định của luật pháp; việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian qua Quốc hội triển khai là một trong những hoạt động nhằm rà lại toàn bộ tổng thể các văn bản quy định pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quá trình tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở đó chấn chỉnh, rà soát lỗ hổng, khắc phục kịp thời.

CKỳ họp này, Đoàn giám sát tối cao cũng trình Quốc hội cho ý kiến về dự Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đại biểu có kỳ vọng như thế nào nếu Nghị quyết được thông qua? Công tác giám sát về nội dung này cần tiếp tục được quan tâm như thế nào?

Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên Đoàn giám sát: Mục tiêu của hoạt động giám sát lần này của Quốc hội nhằm xem xét tổng thể hệ thống luật pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như tính chấp hành, thực thi trong lĩnh vực công. Mặc dù khối lượng công việc đồ sộ, nhưng các cơ quan liên quan đã phối hợp với Đoàn giám sát tổng hợp lại thành một bức tranh trong một báo cáo khá cô đọng, súc tích, phản ánh tương đối nổi bật, toàn diện trên các mặt một cách rất thẳng thắn, không né tránh.

Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát đã chuẩn bị dự thảo Nghị quyết về vấn đề này trình Quốc hội xem xét, trong đó đã nêu tổng thể các biện pháp cần tổ chức triển khai để đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới. Trong đó có cả biện pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp, các biện pháp về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, xử lý vi phạm, tuyên truyền, vận động, mở các cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và Nhân dân… Tôi tin rằng, nếu chúng ta thực hiện tốt các giải pháp mà Quốc hội bàn và thống nhất, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở nước ta sẽ có chuyển biến căn bản, tạo cú hích mang tính chất đột phá để nâng cao chất lượng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Lan Hương