Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a6fc67a1-49ee-90f0-19a0-546126ccee0d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA: ĐỀ NGHỊ CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG "TRẢ DỨT ĐIỂM" MỘT SỐ MÓN NỢ TỒN ĐỌNG TỪ NHIỆM KỲ TRƯỚC

28/10/2022

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ tập trung trả dứt điểm một số món nợ tồn đọng từ nhiệm kỳ trước như: giải quyết chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng; các dự án đầu tư thua lỗ, ngân hàng yếu kém và các khoản nợ xấu; xây dựng và hoàn thiện thể chế...

QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2022, DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2023

Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội dành 02 ngày liên tiếp thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Đóng góp ý kiến và nội dung trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trong năm 2021, Quốc hội, Chính phủ và toàn thể hệ thống chính trị với sự ủng hộ và đồng hành của Nhân dân đã vượt qua “cơn bão” kinh tế- xã hội cấp độ mạnh trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, để lại nhiều bài học quý báu và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nước, truyền thống đoàn kết nhân văn của nhân dân ta khi Đất nước gặp hoạn nạn.


Quốc hội t​hảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 sáng ngày 28/10.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhất trí với những khuyến cáo, khuyến nghị dựa trên những quan sát khoa học, khách quan trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; đồng thời nhất trí với 6 quan điểm, 15 chỉ tiêu, 5 cân đối lớn và 12 nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề nghị Chính phủ, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ quan tâm sâu hơn những ý kiến trên, có sự chỉ đạo đúng mức để có giải pháp vừa duy trì được ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, không bị bất ngờ, bị động trước những rủi ro, nguy cơ đã được cảnh báo.

Tập trung "trả dứt điểm" một số món nợ tồn đọng từ nhiệm kỳ trước

Để tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đưa ra một vài ý kiến để Chính phủ tham khảo. Trước hết, đề nghị Chính phủ tập trung "trả dứt điểm" một số món nợ tồn đọng từ nhiệm kỳ trước.

Một là chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng. Định hướng và nội hàm có ghi rất rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm, nổi bật lên là phát triển bền vững dựa trên kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhân tố cạnh tranh, mang tính quyết định. Định hướng và nội hàm này cần chi phối và được thể hiện trong mọi mục tiêu tăng trưởng của mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong thiết kế chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp, trong phân bổ mọi nguồn lực, trong tiêu chí đánh giá thành tích, năng lực của tất cả cán bộ, công, viên chức. Việc phân bổ nguồn lực dàn trải, kém hiệu quả là lãng phí tài nguyên, tài sản công và sai với các mục tiêu phát triển mà Đại hội Đảng đã thông qua. 


Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh.

Món nợ thứ hai là giải quyết các dự án đầu tư thua lỗ, ngân hàng yếu kém và các khoản nợ xấu đang để lại những gánh nặng về tài chính lớn cho nền kinh tế, cho ngân sách Nhà nước, đè nặng lên đôi cánh tăng trưởng mà càng kéo dài thì thiệt hại càng gia tăng.

Món nợ thứ ba là xây dựng và hoàn thiện thể chế, cụ thể là xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; bảo đảm bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bởi sự trễ hẹn về đổi mới và hoàn thiện thể chế tạo ra lực cản và điểm nghẽn cho các mục tiêu phát triển. 

Những đối tượng thu nhập thấp, không đủ cho mức sống tối thiểu cần được tăng lương từ ngày 01/01/2023

Cũng tại Phiên thảo luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa còn đưa ra một số kiến nghị cụ thể cấp bách mà đại đa số cử tri đang chờ đợi và muốn được Quốc hội, Chính phủ hành động ngay. Theo đó, cần có ngay giải pháp tháo gỡ để ngành Y tế khôi phục năng lực và điều kiện hoạt động như trước thời kỳ Covid-19. Những giải pháp này cần đồng bộ từ quy định, các quy định về đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế cho đến việc tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ y tế công lập cũng như tồn tại, vướng mắc trong bảo hiểm y tế. Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay cả về người và cơ sở vật chất chẳng những không đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ với hàng chục triệu nhân dân, người lao động, cán bộ, công viên chức, cán bộ hưu trí và người dân diện chính sách, càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát lại hay phát sinh mới.

Mặt khác, khẩn trương hoàn thành giải ngân theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế. Vì trong 9 tháng qua mới giải ngân được 20%. Đồng thời, có Nghị quyết cải cách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công viên chức theo nguyên tắc lương, thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất, mở rộng sức lao động, chăm lo một phần cho gia đình. Lưu ý mức sống tối thiểu ngày nay không chỉ là ngày 3 bữa cơm, mỗi năm 2 bộ quần áo như thời bao cấp. Trước mắt, để nguồn lực không bị quá tải, những đối tượng thu nhập thấp nhất không đủ cho mức sống tối thiểu cần được tăng lương ngay lập tức kể từ ngày 01/01/2023. Đề nghị ưu tiên quan tâm đến hai ngành Y tế, Giáo dục và những người hưởng lương hưu hay trợ cấp thu nhập thấp, các đối tượng thu nhập cao hơn thì tăng chậm và ít hơn để chia sẻ khó khăn chung và tiến tới ban hành Luật về lương tối thiểu.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nếu không có biện pháp trên thì việc vượt thu ngân sách hay tăng trưởng GDP bình quân theo đầu người tăng lên cũng như các thành tích khác của năm 2022 sẽ không thành công và có nhiều ý nghĩa với người dân. Cùng với việc hỗ trợ việc hỗ trợ phục hồi kinh tế, tăng lương, tăng thu nhập, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị đẩy mạnh kiềm chế lạm phát, nghiêm trị hành cơ, hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, lừa đảo, lũng đoạn thị trường; đồng thời kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tài sản công. Có chủ trương, chính sách khuyến khích xây và bán, trả góp, cho thuê mua nhà ở cho người thu nhập thấp. Trước mắt ưu tiên cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ, công viên chức chưa có nhà ở, qua đó bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nền kinh tế và khu vực công.

Ngoài ra, đại biểu Trương Trọng Nghĩa còn cho rằng, Chính phủ cần ngay biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng ngập lụt đô thị là những vấn nạn đang gây thiệt hại lớn về người của, cản trở cuộc sống và hoạt động. Bởi hằng ngày có hàng chục triệu người dân, trong đó có một bộ phận lao động cấp cao đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của địa phương và ngân sách quốc gia. Ngập lụt xảy ra ở hầu hết các đô thị du lịch của Việt Nam từ Quảng Ninh đến Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, một số các tỉnh miền Trung, cả các đô thị miền núi như Hà Giang, Sơn La, Đà Lạt, Kon Tum, Đảo ngọc Phú Quốc thì làm sao có thể khôi phục được tăng trưởng du lịch, trở về trước thời kỳ diễn ra dịch bệnh Covid-19, hoàn thành chỉ tiêu thu hút hơn 8 triệu khách du lịch quốc tế năm 2023?

Kiểm soát nợ tư nhân trong và ngoài nước

Tại Hội trường, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết, cử tri mong muốn Chính phủ quan tâm kiểm soát nợ tư nhân trong và ngoài nước cho dù Chính phủ không bảo lãnh các khoản nợ này. Vừa qua, nợ tư nhân phi tài chính có số lượng rất lớn, khoảng 140% GDP, trong đó tỷ lệ không nhỏ là trái phiếu do các doanh nghiệp bất động phát hành. Nợ trái phiếu này tăng nhanh, lãi suất cao, không có bảo lãnh và không công khai nên khó kiểm soát, có tính rủi ro cao, có nguy cơ tác động dây chuyền khi có biến động về thị trường hay năng lực thanh toán.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho ý kiến vào việc tăng cường kỷ luật hành chính từ cấp Bộ xuống cấp xã. Các Bộ, ngành Trung ương phải là cầu nối thông suốt giữa Thủ tướng với chính quyền các tỉnh, thành phố, là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp và tuyệt đối không thể các trạm gác quan liêu, vô cảm, thậm chí nhũng nhiễu. Đẩy mạnh đầu tư công phải được coi là kỷ luật hành chính, tỷ lệ giải ngân là thước đo có năng lực, bản lĩnh và đạo đức cán bộ lãnh đạo theo tinh thần Kết luận số 14 của Bộ Chính trị.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng bày tỏ những hạn chế, khó khăn, trở ngại, khách quan và chủ quan hiện hữu đối với Kế hoạch kinh tế- xã hội năm 2023. Tuy nhiên, nếu không được những thách thức cụ thể đó, chúng ta có khả năng cao sa vào bẫy thu nhập trung bình, có nghĩa là từ biệt khát vọng trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và phát triển thu nhập cao vào năm 2045./.

Bích Lan