Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 381468a1-e919-90f0-19a0-51bfff702152.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TẠO: TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC KỲ HỌP QUỐC HỘI

27/09/2022

Thảo luận nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, , đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho rằng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điểm danh, xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp để đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và minh bạch.

Tổng thuật sáng 08/9/2022: Hội nghị ĐBQH chuyên trách thảo luận Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)

Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội là văn bản quan trọng quy định về trình tự, thủ tục hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và đại biểu Quốc hội, về thẩm quyền các chủ thể tham gia kỳ họp nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động Quốc hội nói chung, kỳ họp nói riêng. Việc xây dựng dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bám sát quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021; Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (ban hành kèm theo Quyết định số 2362-QĐ/ĐĐQH14 ngày 24/6/2021 của Đảng đoàn Quốc hội); hoàn thiện các quy định liên quan đến kỳ họp Quốc hội theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể, khoa học, hợp lý những quy trình, thủ tục tại kỳ họp; những quy trình, thủ tục về các vấn đề cụ thể đã được quy định tại các luật chuyên ngành thì chỉ dẫn chiếu tại dự thảo Nghị quyết để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung dự thảo Nghị quyết trên cơ sở kế thừa, phát huy có hiệu quả những quy định còn phù hợp; nội quy hóa những vấn đề về cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp, về quy trình, thủ tục xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp đã được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh là đúng đắn và phù hợp nhằm tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, tính chuyên nghiệp, chủ động trong hoạt động của Quốc hội, bảo đảm phân định rõ thẩm quyền của các chủ thể tham gia kỳ họp Quốc hội, tạo thuận lợi cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp nói chung; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội, bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của kỳ họp Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng 

Đóng góp ý kiến hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng nêu rõ, qua quá trình 7 năm thực hiện Nghị quyết 102 về Nội quy kỳ họp Quốc hội, một số hạn chế, vướng mắc đã bộc lộ, đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Đối với nội dung quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, trong đó có đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, đại biểu cho biết, có tình trạng đại biểu vắng mặt tại các phiên họp trong kỳ họp, đặc biệt là các phiên họp sử dụng hình thức trực tuyến, kết nối qua các điểm cầu. Để khắc phục tình trạng này, đại biểu đề nghị cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa, theo đó, trường hợp không thể tham dự phiên họp dưới 1 ngày thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo lên Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Quốc hội. Trong trường hợp vắng mặt 1 ngày trở lên phải báo cáo bằng văn bản và nêu rõ lý do với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản cho Tổng Thư ký để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định. Chủ tịch Quốc hội quyết định có hai phương án là đồng ý và không đồng ý, thể hiện rõ trong nội quy lần này.

Đại biểu cũng tán thành cao ý thức, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội là khi thấy trong một phiên họp nhiều nội dung phát biểu trùng lắp thì đại biểu Quốc hội cần thể hiện tinh thần trách nhiệm người đại biểu của cơ quan quyền lực cao nhất, nên rút lại phần phát biểu để nhường lại cho các đại biểu khác, góp phần tăng được thời lượng và nội dung phát biểu ở các kỳ họp, nâng cao chất lượng của phiên họp. Vai trò của Chủ tọa điều hành thể hiện ở Điều 15 đến Điều 19 là phải điều hành đảm bảo cho khoa học, chặt chẽ, hợp tình, hợp lý để tiết giảm thời lượng phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu trùng lặp, qua đó nâng cao hiệu quả phiên họp, đây là điều dư luận và cử tri hết sức đồng tình.

 Về quyền phát biểu của đại biểu khi tham gia họp trực tuyến, đại biểu cho rằng cần khắc phục tình trạng do lỗi mạng, lỗi kỹ thuật khi tham gia phiên họp trực tuyến dẫn đến một số đại biểu Quốc hội không thực hiện được quyền phát biểu của mình. Đại biểu cho rằng cần phải đưa ra quy định mở, những nội dung dự kiến phát biểu sẽ được chuyển tải qua hộp thư điện tử của Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo ngay cho Chủ trì phiên họp, qua đó tổng hợp vào thông báo kết luận cuối của phiên họp, quy định như vậy sẽ đảm bảo được quyền của đại biểu Quốc hội ngay cả trong trường hợp có vướng mắc kỹ thuật. Mặt khác, để khắc phục tình trạng này, cần tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng kỹ thuật của đường truyền, bảo đảm chất lượng phục vụ phiên họp trực tuyến. Đồng thời, những nội dung hết sức quan trọng thì cần đưa vào phiên họp trực tiếp.

Về hoạt động điểm danh, đại biểu đề nghị bỏ điểm danh bằng giấy theo thông lệ, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, nghiên cứu áp dụng điểm danh thông qua phần mềm, ứng dụng, tích hợp điểm danh qua vân tay, qua nhận diện khuôn mặt, thẻ điện tử. Việc xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội cũng cần nghiên cứu để tiến hành xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử thay thế dần hình thức phiếu giấy. Việc áp dụng công nghệ sẽ góp phần bảo đảm thu thập ý kiến đại biểu Quốc hội nhanh chóng, tiện lợi, khách quan, công khai, minh bạch hơn. Theo đại biểu, việc lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp cũng là một vấn đề băn khoăn của cử tri và các vị đại biểu Quốc hội. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì kiến nghị thực hiện theo 2 mức, đó tín nhiệm và không tín nhiệm, thể hiện rõ trong Nội quy kỳ họp.

Ngoài ra, về nội dung quy định liên quan đến phiên họp trực tuyến, đại biểu cho rằng, việc tổ chức của các địa phương là không đồng nhất, đặc biệt là thành phần khách mời tham dự. Đại biểu đề nghị cần phải bổ sung thành phần mời tham dự vào Nội quy kỳ họp để thống nhất áp dụng chung cho cả nước, theo đó, cần quy định rõ thành phần khi họp trực tuyến ở địa phương là ai, thành phần của các phiên họp trực tiếp là ai để bảo đảm tính thống nhất chung của cả nước.

Hồ Hương

Các bài viết khác