Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d14468a1-49be-90f0-19a0-580767332dab.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐOÀN THỊ LÊ AN: CẦN QUY ĐỊNH CỤ THỂ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THANH TRA

01/06/2022

Tại kỳ họp thứ 3, thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, dự thảo luật cần quy định cụ thể kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra,…

Đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 16

Qua nghiên cứu đại biểu cho biết, dự thảo Luật đã được xây dựng công phu, bài bản đồng thời bám sát mục tiêu sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 để thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay. Tạo sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra nhằm hướng tới chuyên nghiệp hóa tổ chức, hoạt động thanh tra, phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng thanh tra để thực sự trở thành một thiết chế kiếm soát quyền lực hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Về Ban thanh tra nhân dân, đại biểu đồng tình với việc chuyển nội dung về Ban thanh tra nhân dân sang quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đang được xây dựng. “Hoạt động thanh tra nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, về bản chất khác với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân là một trong những thiết chế để thực hiện quyền giám sát của Nhân dân ở cơ sở. Ban Thanh tra nhân dân thực hiện vai trò giám sát nội bộ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp nhà nước do Tổ chức Công đoàn thành lập, không liên quan đến hoạt động thanh tra mang tính quyền lực nhà nước – là phạm vi điều chỉnh của Luật…”, đại biểu lý giải.

Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu kiến nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý một số nội dung đảm bảo tính khả thi và thống nhất như:  quy định về thanh tra sở; kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra,…

 Về Thanh tra sở, dự thảo Luật quy định việc thành lập Thanh tra sở tại khoản 2 Điều 27: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào quy định của luật chuyên ngành,yêu cầu quản lý trên từng lĩnh vực và biên chế được giao tại địa phương”. Tuy nhiên, tại điều 30 về tổ chức của Thanh tra sở lại quy định: “Thanh tra sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên”.

Theo đại biểu, quy định như vậy được hiểu là tổ chức Thanh tra sở gồm ít nhất 3 người là Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và thanh tra viên. Tuy nhiên thực tế hiện nay theo chủ trương tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy, nhiều sở bộ phận thanh tra sở chỉ có 1-2-3 người. Và quy định về tổ chức cấp phòng thuộc sở dưới 5 biên chế thì chỉ có trưởng phòng. Vậy quy định như trên tôi thấy là không phù hợp.

Do đó, đại biểu đề xuất, nên bỏ quy định về tổ chức của Thanh tra sở tại Điều 30 dự thảo luật. Đồng thời, nên để quy định của luật chuyên ngành, yêu cầu quản lý trên từng lĩnh vực và biên chế được giao tại địa phương mà UBND tỉnh quyết định thành lập và quy định tổ chức biên chế như Khoản 2 Điều 27 dự thảo luật đã quy định.

 Về kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra tại điều 111, Khoản 3 của điều 111 có quy định: “3. Các cơ quan thanh tra được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.”

Đại biểu cho rằng, dự thảo luật cần quy định cụ thể tỷ lệ của một phần số tiền được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra tại điều luật trên là bao nhiêu? Đồng thời cơ quan soạn thảo cũng cần đưa ra cơ sở tính toán dựa trên thực tế của con số tỷ lệ trích lại đó, để Quốc hội xem xét, cho ý kiến, chứ không thể quy định bỏ lửng như trên. Vì trong thực tế, có những vụ việc thanh tra thu hồi tài sản rất lớn.

Bên cạnh đó Luật Ngân sách nhà nước có quy định về việc trích phần thu từ các khoản thu cho các hoạt động của cơ quan nhà nước. Do đó, nội dung này của Luật Thanh tra cũng phải quy định sao cho phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách nhà nước./.

Lê Anh