Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7ce964a1-69e2-90f0-19a0-5b656c264453.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: MIỄN THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIÚP NGƯỜI DÂN GẮN BÓ VỚI ĐỒNG RUỘNG

05/06/2020

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết cho phép kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm tiếp theo sau khi quy định hiện hành sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Đề xuất này nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu Quốc hội, cho rằng đây là nguồn động viên lớn đối với người dân gắn bó với đồng ruộng.

Nông nghiệp đối diện với nhiều thách thức

-Mưa đá…giông lốc….

-Hạn hán, xâm nhập mặn

- Nông sản bấp bênh…..

Đó là những gì mà người nông dân gắn với đồng ruộng luôn luôn phải đối diện.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay đã xay ra rất nhiều trận mưa đá giông lốc tại các tỉnh phía Bắc nhu Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Bình gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu.

Bà Phạm Thị Trâm: Hơn 1,2 ha lúa bị thiệt hại do mưa đá, giông lốc

Bà Phạm Thị Trâm, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: Trận giông lốc, mưa đá xảy ra chiều tối ngày 15/5 đã khiến nhiều diện tích lúa đang vào vụ thu hoạch của bà con địa phương bị thiệt hại nặng nề. Riêng gia đình bà có 2,6 ha lúa đang chuẩn bị cho thu hoạch, nhưng chỉ sau một đêm đã cướp đi hơn 1,2 ha diện của gia đình bà.

“Gia đình tôi trông chờ vào diện tích lúa để trả nợ ngân hàng nhưng mưa đá, giông lốc đã khiến lúa chỉ còn trơ cọng. Bây giờ không biết lấy gì để trả nợ ngân hàng”, bà Phạm Thị Trâm nói.

Tại các tỉnh ĐBSCL, mùa khô năm nay người dân cũng đối diện với hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn cả năm 2016. 5 tỉnh buộc phải công bố tình trạng khẩn cấp, 95.600 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. 39.000 ha lúa đông xuân, 80.000ha cây ăn trái bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Văn Tuân, Xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết: Gia đình có 3.000m2 trồng sầu riêng thì có tới hơn một nửa diện tích chết dần do thối rễ vì hạn mặn. Số cây còn sống cũng không thể đậu quả, trái rụng hết từ khi còn non.

Vụ sạt lở xảy ra vào sáng 27/5, tuyến Quốc lộ 91 (cũ), đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 

Người dân ĐBSCL cũng đang phải đối diện với tình trạng sạt lở nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vụ sạt lở xảy ra vào sáng 27/5, tuyến Quốc lộ 91 (cũ), đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đe dọa đến 81 hộ dân, trong đó có 27 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Tại tỉnh Hậu Giang, chỉ riêng trong ngày 28 và 29 tháng 5, trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra 4 điểm sạt lở ăn sâu vào trong nhà dân, huyện Châu Thành A cũng xảy ra 1 điểm sụt lún đất nghiêm trọng.

Không chỉ đối diện với thách thức từ biến đổi khí hậu, người nông dân còn phải đối diện với đầu ra của mặt hàng nông sản. Nhiều năm qua, câu chuyện nông dân vứt bỏ nông sản không bán cho thương lái do giá cả thấp xảy ra ở không ít địa phương. Người nông dân buộc phải kêu gọi liên tiếp những cuộc giải cứu nông sản từ các cá nhân đến các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội cùng chung tay vào cuộc giải cứu nông sản. Đặc biệt từ đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đã khiến giao thương tại các cửa khẩu biên giới bị đình trệ, không thể thông quan. Rau quả ùn ứ, người nông dân vốn đã khó khăn càng thêm khó khăn.

Chính phủ đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 25/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Bộ trưởng nêu rõ: Quá trình 20 năm thực hiện chính sách miễn, giảm thuế miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp miễn, giảm giai đoạn 2003-2010 trung bình khoảng 3.268,5 tỷ đồng/năm; giai đoạn từ 2011-2016 trung bình khoảng 6.308,3 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2017-2018 và dự kiến đến hết năm 2020 khoảng 7.438,5 tỷ đồng/năm.

Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với nội dung: Kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 55/2010/NQ12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và Nghị quyết số 28/2016/NQ14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 đến hết ngày 31/12/2025.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Việc tiếp tục miễn thuế miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 sẽ không làm giảm thu ngân sách nhà nước do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, là nguồn tài chính quan trọng đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn để góp phần đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa".

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về miễn thuế SDĐNN

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, việc ban hành chính sách miễn thuế miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 là cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp.

Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cũng lưu ý, việc thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trên thực tế còn một số tác động thiếu tích cực khi không tạo động lực thúc đẩy đối với nhiều đối tượng là tổ chức, cá nhân trong việc canh tác, sản xuất trên diện tích đất được giao, gây nên tình trạng hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai. Do đó, đề nghị cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn trong dự thảo Nghị quyết để chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thực sự nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế việc bỏ hoang hóa ruộng đất, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp tạo động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp

Sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, nhiều vùng nông thôn đã trở nên ấm no, trù phú, diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đổi thay sâu sắc. Nếu như năm 1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp chỉ đạt 486,2 triệu USD; năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD, thì đến năm 2019, lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 41,3 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn những thách thức, khó khăn như: quá trình hội nhập ngày càng sâu sắc; dịch bệnh gia súc, gia cầm; tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đầu ra sản phẩm thiếu ổn định “được mùa mất giá”; thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp, bấp bênh, tỷ lệ hộ nghèo cao. Do vậy, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, các đại biểu bày tỏ đồng tình cao với đề xuất của Chính phủ tiếp tục kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời hạn 5 năm, đến hết ngày 31/12/2025. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội phỏng vấn một số đại biểu xung quanh vấn đề này.

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Thái Trường Giang, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có các quyết định mở rộng chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ nông dân và các đối tượng sản xuất nông nghiệp khác qua các giai đoạn. Sau gần 20 năm thực hiện, chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản nước ta.

Đại biểu Thái Trường Giang: Miễn thuế SDĐNN thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Tại kỳ họp thứ 9, Chính phủ đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp tại dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, tôi rất đồng tình ủng hộ đề xuất của Chính phủ. Chính sách này tiếp tục góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó tháo gỡ bớt thách thức, khó khăn mà người nông dân đang phải đối diện, đồng thời thúc đẩy nông dân bám với đồng ruộng. Tuy nhiên, theo tôi nên ra Nghị quyết mới để thay thế Nghị quyết số 55/2010/NQ12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế SDĐNN và Nghị quyết số 28/2016/NQ14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang: Tôi hoàn toàn nhất trí về việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đây là một trong những chính sách rất quan trọng, đúng đắn, ra đời đúng lúc đặc biệt khi chúng ta vừa dập xong dịch Covid-19. Điều này mang lại sự động viên, khuyến khích rất lớn đối với người dân.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy: Miễn thuế SDĐNN thúc đẩy người dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Việc miễn thuế cũng sẽ tác động tích cực tới nền nông nghiệp nước ta khi hiện nay số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, quy mô còn hạn chế. So với thế mạnh của một nước nông nghiệp thì đây là hạn chế lớn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc miễn giảm thuế đất nông nghiệp sẽ tạo động lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn tiến tới cải thiện, nâng cao đời sống nông dân.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên-Huế: Tôi đồng tình cao với chính sách miễn giảm thuế đất nông nghiệp. Chính sách này rất phù hợp lòng dân, vì phần lớn người dân gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhất là khi chúng ta mới trải qua khoảng thời gian dài chống dịch, người dân đối diện với nhiều khó khăn, thách thức thì việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho thấy sự quan tâm đặc biệt về an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa: Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới an sinh xã hội

Tôi cũng tin tưởng chính sách sẽ tạo hiệu ứng tích cực về mặt xã hội. Bởi với số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm nhưng sẽ đem lại kích cầu rất lớn cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, người dân yên tâm hơn trong sản xuất thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển hình thức kinh tế trang trại và ứng dụng khoa học - công nghệ. Qua đó tạo ra nhiều việc làm hơn, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Phóng viên: Nhiều ý kiến bày tỏ nếu tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp thì vẫn sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang hay các dự án “treo”. Quan điểm của đại biểu như thế nào về vấn đề này?

Đại biểu Thái Trường Giang, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Thời gian qua có nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích trên diện tích đất được giao, gây nên tình trạng hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai. Thậm chí có tình trạng thu mua đất nông nghiệp để chờ nhận đền bù….Đây là những vấn đề chúng ta cần nhìn nhận rõ để kịp thời bổ sung các quy định chặt chẽ hơn vào trong dự thảo Nghị quyết đối với từng đối tượng cụ thể để chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thực sự nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

Theo tôi, những đối tượng được Nhà nước giao đất mà trực tiếp sản xuất thì mới được miễn giảm thuế. Còn đối với đối tượng được giao nhưng cho thuê lại hoặc giao khoán lại cho đơn vị thứ 3 sản xuất thì đối tượng này không được miễn giảm thuế. Và đất không sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì cũng không được miễn giảm thuế.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang: Theo tôi để thực hiện tốt chính sách về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thì cần phải có những chế tài cụ thể và nghiêm khắc hơn. Cụ thể, với những đối tượng lợi dụng chính sách đất đai để đầu cơ như mua bán đất lòng vòng hoặc nhằm hưởng tiền đền bù giải tỏa trong quy hoạch, thu gom đất nhưng lại không trực tiếp sản xuất, để đất hoang hóa, lãng phí và sử dụng không đúng mục đích thì cần phải có những quy định rõ, cụ thể. Và trong những trường hợp này sẽ không được hưởng chính sách về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Hải Hưng: Miễn thuế như thế nào để tránh tình trạng đất hoang hóa, lãng phí

Đại biểu Nguyễn Hải Hưng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết nhưng chúng ta cũng phải tính toán cách miễn thuế như thế nào để tránh tình trạng đất hoang hóa, tránh để đất không sản xuất và sử dụng sai mục đích. Do vậy, cần phải có quy định cụ thể và chỉ nên miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho những đối tượng được giao trực tiếp đang sử dụng, canh tác trên chính mảnh đất đó.

Bên cạnh đó, phải rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành để thấy có những lỗ hổng nào liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp thì kịp thời chỉnh sửa, bổ sung, tránh tình trạng lợi dụng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng đất đai, chuyển đổi đất đai, chuyển nhượng đất đai không đúng mục đích.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn các đại biểu!

Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2021-2025 như quy định hiện hành có ý nghĩa hết sức quan trọng với gần 70% dân số sống ở nông thôn, khi sinh kế của họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Nếu Nghị quyết được thông qua, dự kiến số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân, là nguồn đầu tư tài chính quan trọng trực tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, qua đó giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, giảm bớt khó khăn, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhiều ý kiến của các đại biểu cũng cho rằng, để nông nghiệp thực sự là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, đi liền với chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cần có những định hướng trong sản xuất, khuyến khích các chuỗi liễn kết, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, đảm bảo ổn định đầu ra để người làm nông nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực này cũng như tránh tình trạng hoang hóa đất đai. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cũng như những cơ chế hỗ trợ người dân trong phát triển nông nghiệp. Có như vậy mới cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn./.

 

Lê Phương

Các bài viết khác