Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 73db64a1-8985-90f0-dd35-df9a733034b3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM ĐÌNH CÚC: CẦN QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ HƠN MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN VỚI HÒA GIẢI VIÊN

28/05/2020

Sáng ngày 25/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Đánh giá cao Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật, ĐBQH Phạm Đình Cúc (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa Tòa án với hòa giải viên.

 

Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý của các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra phối hợp Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 41 (tháng 01/2020).

 
Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
 
Thảo luận tại phiên họp trực tuyến về về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Phạm Đình Cúc đánh giá cao Báo cáo số 526 giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án. ĐBQH Phạm Đình Cúc cơ bản thống nhất về tên gọi dự thảo luật về phạm vi hòa giải, đối thoại, về bố cục và kết cấu, nội dung của dự thảo.

Góp ý một số vấn đề cụ thể, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại điểm a khoản 1 Điều 8 quy định: “đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại”, ĐBQH Phạm Đình Cúc đề nghị bỏ cụm từ “hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại”, bởi cụm từ “từ chối tham gia hòa giải, đối thoại” đã bao hàm cả việc chấm dứt việc hòa giải, đối thoại.

Tại điểm c khoản 1 Điều 8 lựa chọn hòa giải viên, ĐBQH Phạm Đình Cúc đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ cụm từ “hoặc hòa giải viên của Tòa án khác trong phạm vi lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó”. Bởi tại Điều 15 quy định thủ tục lựa chọn quy định chỉ định hòa giải viên đã quyết định vấn đề này.

Tại điểm i khoản 1 Điều 8: “yêu cầu các bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành”, ĐBQH Phạm Đình Cúc đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ điểm này, bởi tại khoản 2 Điều 8 đã quy định “các bên hòa giải, đối thoại có nghĩa vụ tại điểm c, khoản 2 Điều 8 thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành”.

Thứ hai, điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên (khoản 1 Điều 10), theo dự thảo đã là thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký Tòa án, kiểm sát viên, kiểm tra viên Viện kiểm sát, chấp hành viên thi hành án dân sự, thanh tra nhà nước trước khi nghỉ hưu, ĐBQH Phạm Đình Cúc đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu bổ sung đối tượng bổ nhiệm đã là điều tra viên của các cơ quan điều tra. Bởi đây là lực lượng rất đông đảo, là nguồn rất lớn có thể lựa chọn bổ nhiệm hòa giải viên. Điều tra viên cũng được đào tạo rất bài bản và phải có nhiều năm làm công tác pháp luật mới được bổ nhiệm là điều tra viên và họ cũng rất am hiểu pháp luật và kinh nghiệm cuộc sống.

Bên cạnh đó, ĐBQH Phạm Đình Cúc cũng đề nghị có thể bỏ cụm từ “trước khi nghỉ hưu”, bởi vì những người đã là thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký,… vì lý do nào đó họ không bị kỷ luật mà họ chuyển đi làm các công việc khác nhưng họ có nguyện vọng muốn làm hòa giải viên và họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm hòa giải viên thì có thể bổ nhiệm làm hòa giải viên.

ĐBQH Phạm Đình Cúc (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa Tòa án với hòa giải viên.  

Thứ ba, ĐBQH Phạm Đình Cúc đề nghị bỏ khoản 3 Điều 10, Tòa án tối cao hướng dẫn thi hành điều này với lý do khoản 1 và khoản 2 điều này đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm hòa giải viên và các trường hợp không được bổ nhiệm hòa giải viên. Do vậy không cần thiết phải quy định khoản 3 điều này.

Thứ tư, về quyền, nghĩa vụ hòa giải viên (Điều 14). Tại khoản 2 điều này hòa giải viên có nghĩa vụ sau đây:

a. Tiến hành hòa giải, đối thoại.

b. Tuân thủ pháp luật độc lập, vô tư và khách quan.

c. Đảm bảo bí mật thông tin.

d. Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái ý chí của họ.

Theo ĐBQH Phạm Đình Cúc, điểm b điều này quy định tuân thủ pháp luật độc lập, vô tư, khách quan đã thay cho việc không ép buộc. Do vậy, ĐBQH Phạm Đình Cúc đề nghị bỏ điểm d khoản 2 điều này.

Ngoài các nội dung trên của dự thảo luật, ĐBQH Phạm Đình Cúc đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa Tòa án với hòa giải viên. Mặc dù hòa giải viên không thuộc biên chế của Tòa án nhưng việc đề xuất, đánh giá, nhận xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hòa giải viên đều do Tòa án thực hiện, kinh phí chi trả cho hòa giải viên cũng do ngân sách nhà nước chi trả và do Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy mặc dù hòa giải viên không phải là công chức nhà nước, không thuộc biên chế của Tòa án nhưng thực tế hòa giải viên sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào Tòa án. Do vậy cũng rất cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn để tránh trường hợp vận dụng ở các Tòa án, mỗi nơi mỗi khác và không ai chịu trách nhiệm đối với hòa giải viên./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác