Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 95ab64a1-0990-90f0-dd35-d379044a289e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ HOA RY: CHẤT VẤN TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ VỀ NGUYÊN NHÂN TỶ LỆ THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG ĐẠT THẤP

30/03/2020

Tổng Thanh tra Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, về nguyên nhân tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn đạt thấp

Theo đó, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry có văn bản số 391/TKKQH-GS ngày 21/11/2016 với câu hỏi chất vấn: “Trong 10 năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã phát hiện sai phạm tham nhũng 59.750 tỷ đồng và trên 400 ha đất. Tuy nhiên, số tiền thu hồi được cho Nhà nước chỉ đạt khoảng 8% (trong đó 4.676,6 tỷ và trên 299 ha đất so với tổng số thiệt hại). Tại sao việc thu hồi lại đạt thấp như vậy, nguyên nhân của vấn đề này?”.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu​

Sau khi nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, ngày 07/12/2016, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết:

Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. Tỷ lệ thu hồi năm sau thường cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng tính tổng thể trong thời kỳ 10 năm qua vẫn còn thấp. Đây là vấn đề mà Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt khi giải quyết vấn nạn tham nhũng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi tài sản tham nhũng, trong đó có nguyên nhân về thể chế, chính sách như một số quan điểm, chủ trương của Đảng về thu hồi tài sản tham nhũng chưa được thể chế hóa kịp thời; các quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham những phần lớn mang tính nguyên tắc, quy định trách nhiệm của từng cơ quan và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chưa rõ ràng; việc nội luật hóa các quy định về thu hồi tài sản theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng còn chậm.

Bên cạnh đó, tội phạm tham nhũng thuộc nhóm tội có độ ẩn cao cả về hành vi phạm tội và tài sản bị chiếm đoạt. Kẻ phạm tội luôn có xu hướng che dấu, tẩu tán, hợp pháp hóa những tài sản do tham nhũng mà có, dẫn đến khó khăn cho việc truy tìm, thu hồi tài sản.

Việc thu hồi tài sản tham nhũng luôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, làm triệt tiêu động cơ kinh tế của tội phạm tham nhũng, qua đó ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng thì việc hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu hồi tài sản là yêu cầu cấp thiết. Trong quá trình chuẩn bị để sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tương trợ tư pháp, các cơ quan của Chính phủ cũng đã nghiên cứu đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có nói chung và thu hồi tài sản tham nhũng nói riêng.

Trong hoạt động thanh tra, kết quả thu hồi tài sản đạt tỷ lệ khá cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu là do:

Thứ nhất, pháp luật về thanh tra còn thiếu biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, chưa có văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra.

Thứ hai, nhiều cơ quan thanh tra chưa có đơn vị chuyên trách thi hành kết luận thanh tra (lĩnh vực tổ chức tư pháp có cơ quan thi hành án).

Thứ ba, kết luận thanh tra theo pháp luật thì có khi không phù hợp thực tế, nên đi vào thực hiện khó khăn, kết quả thấp.

Thứ tư, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân bị xử lý còn hạn chế, cố ý chây ỳ hoặc trốn tránh việc thực hiện kết luận thanh tra. Do khó khăn về kinh tế nên không có khả năng nộp khoản tiền bị cơ quan thanh tra thu hồi hoặc xử phạt vi phạm. 

Nghĩa Đức

Các bài viết khác