Đại biểu Hà Thị Lan cho ý kiến
Phát biểu tại Phiên thảo luận, đại biểu Hà Thị Lan đánh giá đầu tư nhà nước theo phương thức đối tác công tư thời gian qua đã góp phần quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu tại tờ trình dự án Luật, tính đến nay đã có 336 dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã ký kết hợp đồng, thông qua đó huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, theo đại biểu, về khía cạnh pháp lý, chúng ta cũng chưa có luật riêng quy định về vấn đề này. Vì vậy, việc ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là rất cần thiết. Vì theo phương thức này có cả trình tự, cách thức thực hiện, bao gồm cả nội dung đầu tư, còn theo hình thức thì nội dung sẽ không bao quát hết.
Về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án tại khoản 2 Điều 5, Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư đối với từng lĩnh vực quy định tại khoản 1 điều này nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng, trừ dự án áp dụng loại hợp đồng kinh doanh quản lý. Đại biểu đề nghị không quy định quy mô tối thiểu của dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Việc không quy định quy mô đầu tư tối thiểu sẽ tạo điều kiện thu hút hơn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tham gia đầu tư nhiều dự án theo hình thức Đầu tư theo hình thức đối tác công tư hơn là kể cả những dự án có tổng mức đầu tư dưới 200 tỷ đồng.
Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, điểm d khoản 2 Điều 13 dự thảo Luật quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư năm 2014 lại quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại nội dung này cho thống nhất với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại Luật Đầu tư năm 2014
Về hoạt động kiểm toán nhà nước trong Đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Điều 80, theo đại biểu, vấn đề đặt ra là phương thức Đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì làm thế nào để xác định được giá trị thực của tài sản công trong dự án. Vì vậy, đại biểu đề nghị tại Điều 80 hoạt động kiểm toán nhà nước trong đầu tư theo phương thức Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó Điều 65 và Điều 67 của luật này thì phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình hệ thống cơ sở hạ tầng. Điều 67 quy định về vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Theo quy định trên của dự thảo luật thì Kiểm toán nhà nước chỉ thực hiện kiểm toán đối với phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, còn chi phí xây lắp cả công trình hay giá trị đất đai mà nhà nước hoàn trả cho nhà đầu tư, việc xác định mức thu phí, thời gian thu phí là vấn đề rất quan trọng trong dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư và được dư luận thời gian qua rất quan tâm nhưng không được đưa vào kiểm toán. Đại biểu đề nghị xem xét lại quy định này cho phù hợp với pháp luật hiện hành, cũng như lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Luật Đầu tư năm 2019 thì đầu tư của nhà nước theo hình thức Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một hình thức của đầu tư công. Do vậy, tài sản hình thành từ dự án này là tài sản công, phải quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm toán theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nghĩa là thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Đại biểu cho rằng việc quy định cho Kiểm toán nhà nước kiểm toán đối với toàn bộ dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư bao gồm cả vốn không phải do nhà nước đầu tư và dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư sẽ giúp cho nhà nước có thêm kênh giám sát đầu tư theo hình thức này và hiệu quả hơn, không làm ảnh hưởng đến sự thu hút của các nhà đầu tư tư nhân, công tác quản lý đầu tư cũng được thực hiện một cách minh bạch và đúng pháp luật. Vì vậy, đại biểu đề nghị xem xét chỉnh sửa Điều 80 theo hướng là giao cho Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư và phải báo cáo công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước./.