Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 427c64a1-f92b-90f0-dd35-d44090323494.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TẠO: CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT VỀ VẤN ĐỀ MẤT AN TOÀN NGAY TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

11/10/2019

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, đã có chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về lo lắng của cử tri cho sức khỏe, tính mạng, sự an toàn của học sinh tại các cơ sở giáo dục, nơi được xem là địa điểm an toàn nhất. Đồng thời, đề nghị Bộ trưởng đưa ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn nạn này?

Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

Ngày 22 tháng 08 năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Văn bản số 3680/BGDĐT-GDTC trả lời chất vấn của đại biểu. Tại văn bản trả lời nêu rõ:

Trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm, chú trọng chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường, tai nạn thương tích và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện phòng, chống thiên tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em và Chỉ thị số 18/CT ngày 06/5/2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em...

Tuy nhiên, gần đây tại một số địa phương, cơ sở giáo dục đã xảy ra tình trạng mất an toàn đối với học sinh như học sinh bị tai nạn thương tích hay tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra ở một số trường có tổ chức bán trú làm ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Đặc biệt, tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em vẫn xảy ra ở một số cơ sở giáo dục với tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây bức xúc lo lắng cho xã hội;

Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác quản lý giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên nói riêng nhiều nơi chưa hiệu quả; một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ sư phạm, cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh chưa chặt chẽ. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, còn thiếu so với quy định; những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội, nhất là các thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của học sinh sinh viên.

Trước tình hình đó, Bộ đã có nhiều giải pháp quyết liệt như:

  • Chỉ đạo, quán triệt đến các cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 – 2021 và Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.
  • Chỉ đạo các địa phương, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực đối với nhà giáo, học sinh; qui định rõ trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo trong công tác đảm bảo an toàn cho học sinh trong các cơ sở giáo dục.
  • Chỉ đạo các nhà trường xây dựng văn hóa trường học, tạo môi trường giáo dục dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện, hình thành nền nếp, kỷ cương trong nhà trường; hoàn thiện và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh và xây đựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
  • Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý nhằm trang bị kỹ năng xử lý các vướng mắc, mâu thuẫn của học sinh trong học tập, cuộc sống.
  • Tiếp tục chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hoạt động tập thể, dân ca dân vũ, thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ nhằm giúp học sinh khỏe mạnh và tạo môi trường giáo dục vui tươi, lành mạnh.
  • Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, nhà giáo nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục, trong đó chú trọng đảm bảo an toàn cho học sinh.
  • Đẩy mạnh công tác y tế trường học, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với học sinh; Phối hợp với trung tâm y tế kịp thời sơ cứu, chữa trị các vụ tai nạn của giáo viên, học sinh.
  • Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện tại các cơ sở giáo dục, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý; nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo trong công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho học sinh. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm xâm hại, bạo hành đối với học sinh./.

Lê Anh